It's Happened to be Vietnam là địa chỉ Facebook của một chàng trai trẻ "bí ẩn". Anh đã quyết định xây dựng trang Fanpage này để đăng tải bộ ảnh xúc động về quê hương Việt Nam “trước khi tất cả bị cuốn trôi
trong một trận đại hồng thuỷ mơ hồ nào đó”. Được lập ra từ tháng 9/2012,
tính đến thời điểm này, địa chỉ Facebook của chàng trai ngoại quốc đã
thu hút được hơn 3000 lượt like.
“Mình ước tính có khoảng 88 triệu người đang sống ở Việt Nam, và mình tin rằng, bất cứ ai cũng có một câu chuyện hay ho đủ để khiến họ tự hào khi kể lại. Và mình cũng dại nghĩ không lý nào mình có thể làm một trang í ẹ sau khi nghe hết tất cả những câu chuyện dễ thương đó được”, chàng trai chia sẻ trên địa chỉ Facebook It's Happened to be Vietnam.
Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc thú vị, đậm chất Việt Nam trên It's Happened to be Vietnam:
Chị này bán nước ngay nhà thờ Đức Bà, bán từ năm 92, cái làm mình chú ý ở chị là gương mặt đậm chất miền Nam, kiểu nhìn vào là cười tươi rói, tay cầm cái lon và lắc lắc… Khoan, ý mình là NGAY lúc đó, chị đang cười và cầm một cái lon, và đang lắc khí thế. Té ra chị gọi chim bồ câu xuống cho ăn.
“Mình ước tính có khoảng 88 triệu người đang sống ở Việt Nam, và mình tin rằng, bất cứ ai cũng có một câu chuyện hay ho đủ để khiến họ tự hào khi kể lại. Và mình cũng dại nghĩ không lý nào mình có thể làm một trang í ẹ sau khi nghe hết tất cả những câu chuyện dễ thương đó được”, chàng trai chia sẻ trên địa chỉ Facebook It's Happened to be Vietnam.
Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc thú vị, đậm chất Việt Nam trên It's Happened to be Vietnam:
Chị này bán nước ngay nhà thờ Đức Bà, bán từ năm 92, cái làm mình chú ý ở chị là gương mặt đậm chất miền Nam, kiểu nhìn vào là cười tươi rói, tay cầm cái lon và lắc lắc… Khoan, ý mình là NGAY lúc đó, chị đang cười và cầm một cái lon, và đang lắc khí thế. Té ra chị gọi chim bồ câu xuống cho ăn.
Bạn gái làm bánh mình gặp hôm qua, mình tin rằng ai cũng có thể xinh đẹp và rạng rỡ được như vậy. Bạn rất thích làm bánh, mà thực tế là bạn còn làm bánh ngon và để bán nữa, bạn có một fan page làm bánh nho nhỏ để kinh doanh. Đây là kiểu con gái mà bất kỳ ai sẽ muốn cưới, ngọt ngào, chu đáo, có đủ lí trí và cảm xúc.
Mình đang đi dạo gần khu vực trung tâm thì thấy mọi người bắt đầu xếp ghế nhựa thành hình vuông ngay lề đường, thắc mắc chưa biết chuyện gì thì thấy rất nhiều học sinh cỡ cấp 1 đùa giỡn chạy ra ngồi chờ ba mẹ đón. Té ra sân trường bị hư đang phải sửa chửa nên phải đón tạm ngoài này chứ không bình thường phụ huynh chạy xe thẳng vào trong khuôn viên để đón con. Trường tên Hy Vọng, dạy học cho trẻ em khiếm thính từ mẫu giáo đến cấp 2. Trường dân lập, chỉ có 9 lớp và phải mượn khuôn viên của một tu viện gần đó.
- Mẹ ơi lớn lên mẹ còn bán bánh mỳ nữa không?
- Không! lớn lên con đi làm nuôi mẹ rồi, bán gì nữa
- Thôi con muốn mẹ bán hoài à, con thích ăn bánh mỳ hoài à...
"-Thời điểm hạnh phúc nhất trong đời bạn là gì?
- Bây giờ, khi đã tìm được người thương mình hơn chính mình nữa.
- Bạn nghĩ sao về tận thế?
- Mình nghĩ mình sẽ không chết già đâu
- Không chết già?
- Chết sớm thì trẻ hoài."
Cảnh thấy trên đường Đồng Khởi, SG. Trước khi mình xin chụp hình thì chị áo hồng ở giữa đang đứng trên bậc thang, từ dưới nhìn lên. Chị đang làm động tác gì đó mà 2 chiếc lông trên mũ uốn lượn rất oai vệ, làm mình khi đứng nói chuyện cũng kiểu khép nép, nể sợ.
Lúc mình chụp xong tấm hình mặc đồ ngày xưa ở dưới thì giày mình bị hư, gần đó có anh kia đánh giày nên chạy lại hỏi dán lại đế giày thì bao nhiêu, bảo là 50.000đ, siêu mắc nên thôi, thà đi chân không chụp hình. Anh áo xanh này đứng quan sát, đợi mình đi xa thật xa mới chạy lại, rụt rè, nhìn tới nhìn lui rất cẩn thận, xong ảnh nói: "Anh dán có 20.000 thôi nè".
Chú này bán báo và tạp chí nước ngoài, Elle éo Vogue vèo gì có hết. Theo lời chú kể thì khi còn Eden Mall, chú có hẳn một kiosque để bán, từ ngày giải toả xây Vincom, chú phải vật vờ lề đường, rồi ngày nó khánh thành là chú chính thức đi bán dạo, báo trải lên yên xe cứ vậy mà rao. “Chú bán từ năm 98 tới giờ mà chưa có năm nào khổ như năm nay..” Tuy vậy chứ khi xin phép chụp hình, chú vẫn cười tươi rói, “buồn thì buồn chứ hình thì phải đẹp”.
Gặp bé này đang loay hoay trên xe, rất ngầu, chứ ko phải kiểu bồn chồn thường thấy của du khách tới đây. Hỏi ra mới biết là bé sẽ ở Việt Nam trong 6 tháng tới, đã có anh trai ở đây rồi, nên mới có xe máy đi lại.
Không biết chuẩn này có khó không.
Bé này nhìn mặt rất quậy nhưng xin chụp hình thì không chịu, mắc cỡ, úp vào bụng của ba cho tới khi ba biểu "làm siêu nhân cho anh chụp hình đi con" mới chịu cười cười, tay gồng gồng (dù bị gãy) cho giống siêu nhân. Nhưng mà chụp xong xuôi cất máy ảnh đi bé mới thỏ thẻ giọng tiếc nuối: "Nhưng mà con thích làm mickey hơn".
Những mảnh chợ họp bên vỉa hè, có người bảo là như thế mất mỹ quan đô thị, phá hoại hình ảnh lối sống văn minh. Thật, tôi không tưởng tượng được một ngày khi người ta dẹp hết những gánh hàng rau này, lúc người nội trợ phải đi 1 vòng rất xa, đến những nơi rất rộng để mua 1 nắm rau con con cho bữa cơm chiều, khi những đứa con nít không còn được phát những tờ tiền lẻ để chạy ra gánh rau đầu ngõ mua giùm mớ ớt mớ chanh. Những gánh hàng rong thế này phần nào đó đã gắn liền với hình ảnh Việt Nam trong tôi.
Ở chợ Cồn, Đà Nẵng.
- Bà ơi bà bán chè một mình còn ông đâu?
- Ông đi chơi rồi.
- Trời, thiệt hả bà?
- Ừ, đi chơi được 5 năm rồi, hôm qua mới đám giỗ xong.
Đây là cụ bán chè với bông hoa dắt bên nồi chè nhân ngày giỗ chồng. 8 tuổi đi theo mẹ ra chợ Cồn bán bún bò, 17 tuổi lấy chồng đẻ 9 người con và bán chè liên tục đến ngày hôm nay là hơn bốn mươi mấy năm. Bà nói có 2 trong 9 đứa con chưa lấy vợ nên đến bây giờ vẫn phải còn nuôi.
Thấy ở biển Cửa Đại, Hội An, ngày Valentine.
Đây là Hội An mà mình luôn trông đợi. Cũ, buồn, và nhiều ẩn ức bất toại.
Mình có một niềm tin rằng, dù hổ báo cáo chồn như thế nào, thì chẳng có ai là không thích một kết thúc có hậu cả. Cách bà nhìn ông, khiến mình, dù có thể chưa đủ trưởng thành để hiểu những gì họ trải qua, nhưng vẫn thấy được cả một trời tuổi trẻ mà ông và bà đã cùng nhau chung sống.
Trích nguồn: It's Happened to be Vietnam