Tuy là hiện tượng sinh lý tự nhiên và phổ biến nhưng không phải chị em nào cũng sở hữu kiến thức rộng về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt. Có những nhầm tưởng liên quan đến vấn đề này có thể gây ra sai lầm trong chăm sóc sức khỏe. Để hiểu đúng về một cơ chế của cơ thể, chị em hãy tránh những quan niệm sai lầm nay nhé:
Chu kỳ kinh nguyệt tháng nào cũng như nhau
Chu kỳ kinh nguyệt được tính kể từ ngày đầu tiên của chu kì thứ nhất đến ngày đầu tiên của chu kỳ thứ hai. Tuy nhiên, chu kỳ này không phải lúc nào cũng cố định trong vòng 1 tháng. Không ít người cho rằng nếu con số này là 28 ngày thì tháng nào cũng thế. Nhưng thực tế, đó chỉ là khoảng thời gian ước tính và mỗi tháng có thể khác nhau.
Wilfred Marion, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ) cho biết, một số người sở hữu chu kỳ kinh nguyệt ngắn, từ 25 - 27 ngày nhưng số khác lại kéo dài từ 29 đến 35 ngày.
Tuy là hiện tượng sinh lý tự nhiên và phổ biến, không phải chị em nào cũng sở hữu kiến thức rộng về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng dưới khi có kinh nguyệt cảnh báo điều gì đó nghiêm trọng
Đau bụng dưới khi có kinh nguyệt là tình trạng bình thường, một số chị em có thể gặp phải và cảm thấy vô cùng khó chịu với nó. Một số người còn thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Những lúc này, bạn chỉ muốn nghỉ ngơi, nằm trên giường và mong sao cơn đau chóng qua.
Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, tình trạng này được giới y học gọi là đau bụng kinh. Hiện nay chứng đau bụng kinh đang làm cản trở sinh hoạt hàng ngày của hơn 20% phụ nữ trên thế giới. Không chỉ khó chịu mà chúng còn gây ra không ít mệt mỏi cho chị em.
Chu kì kinh nguyệt không ảnh hưởng tới tâm trạng
Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen sẽ giảm, đồng thời progesterone tăng mạnh. Estrogen có vai trò chủ chốt trong quá trình sản sinh serotonin - "homone hạnh phúc" - kích thích tâm trạng và chống trầm cảm. Trong khi đó, progesterone lại ức chế phần não bộ gây ra trầm cảm và sản sinh những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng…
Vì vậy, tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng khá lớn theo chiều hướng tiêu cực trong những ngày này.
Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen sẽ giảm, đồng thời progesterone tăng mạnh.
Máu trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là máu sạch
Loại máu chảy ra hàng tháng này khác với máu trong tĩnh mạch. Chúng chứa nhiều dịch nhầy, mô tử cung, niêm mạc, vi khuẩn và một lượng lớn các chất bẩn mà cơ thể cần loại bỏ. Vì vậy, trên thực tế, bạn mất ít máu hơn những gì bạn tưởng.
Tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt
Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt và không phải tất cả ai có kinh nguyệt thì đều là phụ nữ. Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sỹ phụ khoa tại Trung tâm tiết niệu Cystex cho biết, phụ nữ chuyển giới có thể không có kinh nguyệt sau khi phẫu thuật và uống thuốc kích thích hormone. Điều tương tự cũng xảy ra với những anh chàng chuyển giới.
Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt và không phải tất cả ai có kinh nguyệt thì đều là phụ nữ.
Kinh nguyệt là vấn đề ảnh hưởng tới nhân loại. Năm 2014, Mỹ đã tuyên bố vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt thuộc về vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp quốc gia. Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa quan tâm về vấn đề này.
Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, ở Ấn Độ, 1/4 số bé gái phải bỏ học vì vấn đề kinh nguyệt. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của đất nước và tương lai của các em.
Có kinh nguyệt đều đặn nghĩa là bạn đang già đi
Bạn nên thôi nghĩ về kinh nguyệt - thứ khiến bạn mệt mỏi và làm bạn xấu hổ. Nếu thôi nghĩ về chúng, bạn sẽ thấy mọi thứ không đến nỗi quá tệ. Thay vào đó, bạn nên suy nghĩ một cách tích cực và đừng coi nó là kẻ thù số một.
Jane Nani, dược sĩ y khoa tại Trung tâm Sinh sản Illinois cho hay, kinh nguyệt cũng rất có lợi. Sau mỗi kỳ, bạn sẽ thấy mình trẻ ra vì kinh nguyệt giúp cân bằng lượng homone trong cơ thể. Thậm chí chúng còn làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
(Nguồn: Healthline)