1. Đầy hơi là gì?
Đầy hơi là do khí đường ruột tích tụ khiến ta cảm thấy khó chịu và đau. Thường thì chúng ta không nguyên nhân chính xác gây ra chứng đầy hơi nên khó khăn tìm ra giải pháp cụ thể và rút kinh nghiệm cho bản thân khi dùng thực phẩm. Carbohydrate tinh chế trong bánh mì, mì ống, khoai tây và gạo là nguyên nhân phổ biến đầy hơi.
2. Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi
- Ngũ cốc: Mặc dù ngũ cốc là rất cần thiết đối với chúng ta nhưng một số loại ngũ cốc có chứa chất xơ hòa tan raffinose có thể gây đầy hơi không mong muốn. Các loại đó bao gồm lúa mạch, yến mạch và lúa mì.
- Rau củ quả: Một số loại rau như hành tây, cần tây, củ cải, , cà rốt, súp lơ, cải bắp, bông cải xanh và cây họ đậu có chứa carbohydrate có thể tạo ra khí.
- Đường trong trái cây: Một số trái cây như mận, chuối, nho khô, mơ và táo có thể phát sinh đầy hơi. Mận, nho và táo có chứa fructoza, sorbitol, chất xơ hòa tan cũng có thể tạo ra khí.
- Sản phẩm sữa: Đường tự nhiên trong sữa là lactose có thể sản xuất khí. Những người khó tiêu thụ lactose, thường có xác suất cao bị đầy hơi khi uống hay tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
- Các chất làm ngọt nhân tạo: đường, sôcôla và bánh kẹo được sản xuất có thành phần là các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy. Một số các chất ngọt nhân tạo đáng lưu ý là xylitol, sorbitol và mannitol.
- Đồ uống có ga: Đồ uống như bia, nước sô-đa, nước ép trái cây và rượu vang có thể chứa fructose, sorbitol hoặc cacbonat. Tất cả đều có thể làm phát sinh khí đường ruột.
- Thực phẩm béo: Tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất béo có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp. Các loại thức ăn chiên, các loại thịt chứa lượng chất béo cao như thịt xông khói, thịt bò, thịt gia cầm còn da và sản phẩm sữa chứa nhiều chất béo.
- Cần lưu ý rằng thực phẩm không phải là nguyên nhân duy nhất của chứng đầy hơi. Một số thói quen như hút thuốc và nhai kẹo cao su có thể góp phần vào sự ợ hơi và đầy hơi.