Công việc của phụ nữ phải do đàn ông lựa chọn
Tại đất nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo, một người vợ bắt buộc phải sống với chồng và theo anh ta đến bất cứ nơi đâu. Kể cả khi phải đứng trước tòa thì người phụ nữ ấy cũng không thể thiếu vắng bóng dáng của chồng được.
Ở đây đàn ông là phái được hưởng đặc quyền nhiều tới nỗi, lời đã nói ra nhưng muốn thay đổi thì phụ nữ vẫn phải theo. Chính điều đó đã khiến cho các chị em hầu như không thể nào tự mình kinh doanh hay độc lập theo đuổi bất cứ chuyện gì.
Tương tự như vậy, ở Guinea, sẽ là bất hợp pháp nếu phụ nữ tự tìm học hỏi hay tìm kiếm cho mình một kế sinh nhai nếu không có sự tham gia của chồng.
Còn tại Yemen, một đạo luật được ban hành năm 1992 bắt buộc người vợ phải tuân theo chồng vô điều kiện. Các chị em thậm chí còn không được ra khỏi nhà mà không được cho phép, và nếu có được đi thì họ phải đảm bảo rằng những việc họ làm không có xung đột gì với tín ngưỡng Hồi giáo.
Phụ nữ ngoại tình đồng nghĩa với cái chết
Pháp luật Ai Cập đã quy định rằng, bất cứ người vợ nào có hành vi ngoại tình đều sẽ bị xử tử tại chỗ cùng còn đối tác sẽ bị giam giữ ít nhất là 20 năm. Án phạt tương tự cũng được áp dụng ở Syria. Quốc gia này đã ghi nhận không chỉ một mà nhiều trường hợp các bà vợ phải uống thuốc tự vẫn sau khi bị phát hiện ngoại tình.
Cấm phụ nữ mặc quần lót ren
Ở môt số vùng của các nước đông Âu như Nga, Belarus, Kazakhstan, phụ nữ bị cấm mặc những chiếc quần lót có chất liệu ít hơn 6% cotton nhập khẩu hoặc quần ren gợi cảm. Lý do được đưa ra là phụ nữ bớt sexy hơn nếu không dùng các loại sản phẩm đó và vô hình chung, các vụ việc xâm hại tình dục cũng theo đó mà ít đi.
Không được đứng trên xe máy
Quay trở lại những năm 2012, các nhà chức trách Indonesia đã ban bố lệnh cấm phụ nữ đứng trên xe máy hoặc không được phép ngồi hai bên khi di chuyển. Trong bài phát biểu chào mừng năm mới, một vị quan chức thậm chí cũng đã đưa vấn đề này ra và nói rằng: “Chúng tôi chỉ muốn tôn vinh phụ nữ bởi họ sinh ra là loài sinh vật tinh tế".
Đạo luật này sau đó đã vấp phải sự phản đối kịch liệt vì lý do chính quyền đã đặt truyền thống và tín ngưỡng lên cao hơn sự an toàn của phái yếu.
Phụ nữ không được lái xe ra đường
Tại Ả Rập Saudi, luật pháp không cho phép phữ lái xe bởi vì nếu điều khiển một phương tiện có nghĩa là họ phải bỏ lớp khăn che mặt vốn đã gắn liền với phụ nữ Hồi giáo. Tuy nhiên, đó chưa hẳn đã là lý do chính khi các nhà lập pháp còn giải thích thêm rằng, nếu phụ nữ biết lái xe, họ sẽ sẵn sàng bỏ nhà đi bất cứ lúc nào khiến cho hạnh phúc gia đình cũng vì thế mà bị đe dọa.
Bất chấp lệnh cấm có phần vô lý này, nhiều phụ nữ vẫn sẵn sàng xuống đường đồng thời tham gia các phong trào phản đối chính sách bất hợp lý của chính phủ. Tuy nhiên, bỏ mặc sự phản đối, quy định này vẫn được thực thi cho đến tận ngày nay.
Phải có giấy phép mới được đi giày cao gót
Một đất nước tiên tiến như Mỹ đôi khi cũng có những luật lệ không giống ai. Theo đó, ở khu vực Carmel thuộc bang California, bất kỳ người phụ nữ nào muốn đi lang thang qua những con phố trên đôi giày cao 3 phân trở lên phải được sự cho phép của hội đồng thành phố.
Giấy phép này được cấp miễn phí cho các chị em không nhằm mục đích nào khác ngoài việc nâng cao trách nhiệm về những thiệt hại mà bản thân mình có thể gây ra cho không chỉ bản thân mình mà còn cả những người khác ở trên phố nữa.
Ma-nơ-canh cũng phải ăn mặc kín đáo
Ở Mumbai, Ấn Độ, kể từ thời điểm sau năm 2013 khi có quá nhiều vụ hiếp dâm xảy ra khiến các nhà cầm quyền đau đầu không biết giải quyết ra sao, họ mới ra một quy định yêu cầu các cửa hàng quần áo không được phép cho ma-nơ-canh ăn mặc hở hang.
Theo đó, tất cả các nhà kinh doanh thời trang đều buộc phải trưng người mẫu bất động trong những bộ trang phục dùng nhiều vải nhất có thể. Mục đích của việc này một là nhằm hạn chế các các cửa hàng bán trang phục sexy, và hai là để rèn luyện thói quen ăn mặc của đại bộ phận phụ nữ ở nơi đây.