Cốc được sử dụng từ thời cổ đại để uống rượu hoặc uống trà với hình dạng chủ yếu là loại cốc có đường kính miệng tương đương với chiều cao của cốc, có phần đáy chân tròn hoặc chân cao.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại, con người ngày càng chú trọng sức khoẻ và việc uống nước mỗi ngày trở thành thói quen của bất kỳ ai. Cũng vì thế mà rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?

1. Không dùng cốc làm bằng inox để uống cà phê

Đừng bao giờ sử dụng loại cốc uống nước có chất liệu này vì ung thư có thể tìm đến gia đình bạn lúc nào không hay - Ảnh 1.

Không nên dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê hay nước cam.

Các loại cốc làm bằng inox thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có tác dụng giữ nhiệt tốt. Tuy nhiên inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit cho nên không thể dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê, đồ uống có ga hay nước cam. Vì có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe. Thêm một lưu ý khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.

2. Cốc giấy dùng 1 lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn

Loại cốc giấy dùng một lần trông có vẻ rất vệ sinh, tiện lợi. Nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.

Đừng bao giờ sử dụng loại cốc uống nước có chất liệu này vì ung thư có thể tìm đến gia đình bạn lúc nào không hay - Ảnh 2.

Nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng loại cốc 1 lần này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn thêm một lượng lớn chất huỳnh quang để tạo thêm độ trắng sáng cho loại cốc này. Chất huỳnh quang khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm các tế bào bị thay đổi và trở thành nguy cơ gây ung thư.

Hơn nữa loại cốc giấy không đạt tiêu chuẩn thông thường rất mềm, sau khi đổ nước vào cốc sẽ rất khó giữ được hình dạng ban đầu. Một số loại khác còn có mật độ kém, đáy cốc rất dễ bị thấm nước, khi đổ nước nóng vào dễ gây bỏng tay. Đặc biệt, có những chiếc cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.

3. Cốc nhựa dễ bám bẩn

Đừng bao giờ sử dụng loại cốc uống nước có chất liệu này vì ung thư có thể tìm đến gia đình bạn lúc nào không hay - Ảnh 3.

Cốc nhựa cũng không phải loại cốc nên được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trong quá trình sản xuất người ta thường thêm nhiều loại chất phụ gia vào nhựa, trong đó có những loại hoá chất độc hại. Khi dùng những chiếc cốc này đựng nước nóng hoặc nước sôi, những hoá chất độc hại dễ dàng hấp thụ vào trong nước gây hại cho sức khoẻ. Mỹ và Canada cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần vì phát hiện chất Styrene gây hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có thể gây ung thư.

Ngoài ra, với cấu trúc cấu tạo vi mô, bên trong chất liệu này có rất nhiều lỗ nhỏ dễ bám bẩn, nếu không rửa sạch thì những chất bẩn này sẽ gây ra các loại vi khuẩn vi trùng có hại. Bởi vậy nên khi chọn cốc nhựa, chúng ta nên chọn những loại cốc đạt tiêu chuẩn sản xuất của quốc gia.

Nếu lựa chọn cốc nhựa, người dùng nên chú ý đến thành phần nhựa thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:

Đừng bao giờ sử dụng loại cốc uống nước có chất liệu này vì ung thư có thể tìm đến gia đình bạn lúc nào không hay - Ảnh 4.

Số 1: Nhựa PETE chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.

Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi là tốt nhất.

Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.

Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.

Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.

Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.

Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa.

4. Cốc nhiều màu 

Những chiếc cốc đựng đồ uống nhiều màu thường rất bắt mắt nhưng thực tế là những đồ dùng càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao, đặc biệt là những đồ trực tiếp dùng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.

Màu sắc được phủ trên các loại cốc hoặc chén bát nhiều màu giá rẻ có thể chính là một loại sơn, trong quá trình sử dụng nó có thể bị thôi nhiễm vào nước uống, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đừng bao giờ sử dụng loại cốc uống nước có chất liệu này vì ung thư có thể tìm đến gia đình bạn lúc nào không hay - Ảnh 6.

4 loại cốc trên đây đều là những chiếc cốc gây ra hệ luỵ về sức khoẻ cho người dùng. Để đảm bảo cho sức khoẻ, chúng ta nên tuyệt đối tránh xa những loại cốc kể trên, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các loại cốc thuỷ tinh, cốc làm từ chất liệu tử sa (cát tím), cốc inox hay các loại cốc làm từ gốm sứ…

Theo Aboluowang