- Ảnh 2.
Vào năm 2014, Kandapara đã từng bị dỡ bỏ, thế nhưng, với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ địa phương, cuối cùng, nó lại được lập lại bởi nhiều phụ nữ đã được sinh ra, lớn lên ở đây và họ không biết nơi nào để đi nếu như Kandapara biến mất.

 - Ảnh 3.
Những người ủng hộ nhà thổ tin rằng bán dâm cũng là một công việc và những phụ nữ đó không muốn làm bất cứ công việc gì khác. Cuối năm 2014, Hiệp hội luật sư phụ nữ quốc gia Bangladesh đã thuyết phục Tòa án tối cao cho phép hoạt động mại dâm. Khi đó, gái mại dâm đã nhanh chóng trở về nhà.

 - Ảnh 4.
Ngày nay, khu vực nhà thổ được bao quanh bởi những bức tường để ngăn cách với thế giới bên ngoài. Bên trong những con phố chật hẹp là nơi tập trung của các cửa hàng thực phẩm hay những gánh hàng rong.

 - Ảnh 5.
Nhà thổ có những luật lệ riêng. Tại đây, quyền lực nằm trong tay những kẻ được coi là cấp trên, trong khi đó, những kẻ cấp dưới, chủ yếu là các cô gái từ 12 đến 14 tuổi mới vào nghề, lại là những người phải chịu thiệt thòi hơn cả.

 - Ảnh 6.
Những bé gái này thường đến từ các gia đình nghèo và là nạn nhân của nạn buôn bán người. Họ không có quyền lựa chọn, không có sự tự do. Họ thuộc quyền quản lý của chủ chứa, nợ số tiền cực lớn và không được ra ngoài hay giữ tiền cho riêng mình.

 - Ảnh 7.

Chỉ tới khi trả hết nợ, thường mất từ 1 đến 5 năm, họ mới trở thành gái mại dâm độc lập. Khi đó, họ có quyền từ chối khách hàng và có thể tự mình giữ tiền.

 - Ảnh 8.
Từ giây phút trở xong nợ nần, các cô gái sẽ được hoàn toàn tự do. Thế nhưng, nếu rời khỏi nhà thổ, các cô gái sẽ bị xã hội kỳ thị, xa lánh bởi vậy họ đành phải ở lại, tiếp tục hành nghề để mưu sinh.

 - Ảnh 9.

Khu nhà thổ tấp nập người qua lại.

 - Ảnh 10.
2 đứa con của 1 người hành nghề mại dâm trong khu nhà thổ. Nhiều phụ nữ mang bầu với khách hàng để rồi cuối cùng họ phải sinh con và nuôi nấng một mình.

 - Ảnh 11.
Một cô gái bán dâm có tên Kajol đang ngồi cùng đứa con 6 tháng tuổi và khách hàng.

Theo Kenh14/Trí thức trẻ