Một trong những câu chuyện tình nổi tiếng nhất cung đình Việt Nam phải kể đến mối tình đơn phương bi ai của công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh với nhà sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Theo sử sách chép lại, Ngọc Anh là công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long. Ngay từ nhỏ nàng đã tỏ ra uyên thâm Phật học, thích ăn chay và thường xuyên tụng kinh niệm Phật. Dù xinh đẹp nhưng chứng kiến cảnh thăng trầm, loạn lạc, nàng đã xác định sẽ không lấy chồng mà sẽ ở vậy, ăn chay niệm phật, vui cùng câu kinh tiếng kệ nơi phủ riêng của mình.
Thời ấy, thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nổi danh ở miền Nam với sự đạo hành, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng Phật pháp đặc biệt xuất chúng. Ông được vua Gia Long phong làm Quốc sư và khi vua Minh Mạng lên ngôi, vua đã mời thiền sư về kinh đô ở Huế thuyết pháp cho Hoàng tộc và triều đình.
Nhưng điều ít ai ngờ tới là khi vừa gặp và nghe thiền sư giảng dạy, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu say đắm và đề nghị thiền sư phá giới để kết duyên với mình.
Biết được tình ý của công chúa, thiền sư hết sức khó xử, ông đã dùng Phật pháp giảng giải những mong nàng sẽ tỉnh ngộ. Ngoài ra, thiền sư còn nhân việc sư phụ ở chùa Từ Ân (Gia Định) viên tịch, ông trở về chịu tang rồi ở lại luôn.
Từ khi thiền sư đi, công chúa Ngọc Anh ngày đêm nhớ nhung đến suy sụp tinh thần, cuối cùng nàng đã xin vua vào chùa Từ Ân cúng dường để được gặp người mình yêu. Vừa hay tin công chúa vào, thiền sư lo sợ quá nên quyết định vào chùa Đại Giác nhập thất 2 năm và dặn dò các đệ từ không cho Ngọc Anh biết.
Nhưng khi thấy công chúa ngày một tiều tụy, bệnh mỗi lúc một nặng, chúng tăng của chùa sợ rằng nếu công chúa có mệnh hệ gì sẽ có hại cho chùa nên đành tiết lộ sự thật.
Vừa biết tin, công chúa đã bật dậy và tìm đến chùa Đại Giác. Đến nơi, nàng quỳ sụp xuống tịch thất cầu xin được gặp thiền sư nhưng mãi không nhận được lời đáp trả.
Quá đau khổ, cuối cùng công chúa năn nỉ: “Nếu hòa thượng không tiện ra cho tiện thiếp gặp, thì xin cho tiện thiếp được thấy bàn tay của hòa thượng rồi tiện thiếp sẽ hân hoan ra về”. Quá xúc động trước tấm lòng của Ngọc Anh, thiền sư đã đưa một bàn tay ra ô cửa nhỏ. Công chúa ôm lấy bàn tay vừa hôn say đắm, vừa khóc nức nở.
Ngay đêm hôm đó, khi mọi người đang say ngủ, thì tịch thất của thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt bùng cháy dữ dội, nhục thể của thiền sư cũng cháy đen. Ba ngày sau, công chúa Ngọc Anh uống thuốc quyên sinh ngay tại hậu viên chùa, kết thúc mối tình đơn phương đầy bi thảm.
Ngày nay, mỗi khi dừng chân tại chùa Đại Giác (Biên Hòa, Đồng Nai), người đời vẫn còn nhớ đến thiên tình sử ngang trái của nàng công chúa xinh đẹp và vị thiền sư này.
Trái tim vua như bị sét đánh khi thấy người đang tụng là một ni cô đẹp như tiên nữ giáng trần (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Tình yêu sét đánh của đấng minh quân với một ni cô
Cũng là một nhân vật nổi tiếng trong cung đình Việt Nam, hơn nữa ông lại là đấng minh quân nhưng vua Lê Thánh Tông cũng không tránh khỏi việc vướng vào chuyện tình cảm với một người đã xuất gia tu hành nơi cửa chùa.
Theo sử sách kể lại, trong một lần đi thăm Quốc Tử Giám dịp đầu xuân, khi trở về, vua Lê Thánh Tông ghé thăm chùa Ngọc Hồ (nay thuộc phố Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội). Tại đây, ông đã gặp và si mê sắc đẹp cũng như tài thơ văn của một ni cô.
Ngay đêm hôm đó, khi mọi người đang say ngủ, thì tịch thất của thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt bùng cháy dữ dội, nhục thể của thiền sư cũng cháy đen. Ba ngày sau, công chúa Ngọc Anh uống thuốc quyên sinh ngay tại hậu viên chùa, kết thúc mối tình đơn phương đầy bi thảm.
Ngày nay, mỗi khi dừng chân tại chùa Đại Giác (Biên Hòa, Đồng Nai), người đời vẫn còn nhớ đến thiên tình sử ngang trái của nàng công chúa xinh đẹp và vị thiền sư này.
Trái tim vua như bị sét đánh khi thấy người đang tụng là một ni cô đẹp như tiên nữ giáng trần (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Tình yêu sét đánh của đấng minh quân với một ni cô
Cũng là một nhân vật nổi tiếng trong cung đình Việt Nam, hơn nữa ông lại là đấng minh quân nhưng vua Lê Thánh Tông cũng không tránh khỏi việc vướng vào chuyện tình cảm với một người đã xuất gia tu hành nơi cửa chùa.
Theo sử sách kể lại, trong một lần đi thăm Quốc Tử Giám dịp đầu xuân, khi trở về, vua Lê Thánh Tông ghé thăm chùa Ngọc Hồ (nay thuộc phố Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội). Tại đây, ông đã gặp và si mê sắc đẹp cũng như tài thơ văn của một ni cô.
Tương truyền rằng, vừa vào đến sân chùa, vua Lê đã sững sững sờ khi nghe thấy giọng tụng kinh trong như nước suối, lại du dương uyển chuyển lạ thường của một người phụ nữ. Khi đến gần, trái tim vua như bị sét đánh khi thấy người đang tụng là một ni cô đẹp như tiên nữ giáng trần.
Ngấy ngây trước vẻ đẹp của ni cô, vua liền lấy bút đề vào vách chùa hai câu thơ: “Tới đây mến cảnh mến thầy/Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng trần”. Rồi nhà vua lấy hai câu ấy làm đầu đề, bắt các quan tùy tùng ngâm vịnh.
Ngấy ngây trước vẻ đẹp của ni cô, vua liền lấy bút đề vào vách chùa hai câu thơ: “Tới đây mến cảnh mến thầy/Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng trần”. Rồi nhà vua lấy hai câu ấy làm đầu đề, bắt các quan tùy tùng ngâm vịnh.
Trong đó, một người có viết: “Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười/Sắc không tuy bụi, hãy lòng người/Chày kình một tiếng tan niềm tục/Hồn bướm ba canh lẩn sự đời/Bể ái ngàn trùng mong tát cạn/Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi/Nào nào cực lạc nào đâu tá?/Cực lạc là đây chín rõ mười”.
Vua trao bài thơ cho ni cô xem, ni cô chê hai câu thực chưa hay và sửa lại rằng: “Gió thông đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”. Cảm phục trước sự mẫn tuệ và cao khiết của ni cô, vua Lê Thánh Tông một mực mời ni cô lên xa giá về cung để lập làm phi.
Khó có thể từ chối ý vua, ni cô đành thuận theo nhưng tìm cách thoát khỏi tình cảnh khó xử này. Tương truyền, khi xa giá vừa đến cửa Đại Hưng (nay là Cửa Nam, Hà Nội) thì không ai thấy bóng ni cô trong xe nữa.
Lòng ngẩn ngơ tiếc nuối, vua truyền lệnh cho xây lầu vọng tiên ở ngay đó để kỷ niệm và cũng để ngóng trông người con gái tài sắc này.
Bà hoàng Võ Tắc Thiên đem lòng say mê chú tiểu Phùng Tiểu Bảo (Ảnh: Internet).
"Nữ hoàng" cặp kè với chú tiểu
Trong vô vàn những cuộc tình vụng trộm của nữ hoàng đế độc nhất Trung Quốc Võ Tắc Thiên, người ta nhắc nhiều đến chuyện tình của bà với một chú tiểu tên Phùng Tiểu Bảo.
Sử sách kể lại, sau khi vua Đường Thái Tông mất, Võ Tắc Thiên đã rời cung vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Tại chốn chùa chiền thanh vắng và buồn tẻ này, bà đã đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Ngay tại chốn linh thiêng, hai người đã quấn quýt nhau không rời. Người ta kể rằng bà hoàng Võ Tắc Thiên đem lòng say mê Phùng Tiểu Bảo một phần bởi tính tình dâm đãng nhưng phần khác cũng do vị tiểu hòa thượng này có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, tài ăn nói khéo léo và khả năng giường chiếu điêu luyện.
Cho đến khi vua Đường Cao Tông lên ngôi, Võ Tắc Thiên được hoàn tục và tiến cung, Tiểu Bảo đã vô cùng đau khổ nên vẫn lén lút gặp bà. Về phần Võ Tắc Thiên, để được gặp gỡ nhân tình thoải mái, bà còn tìm cách đổi tên, nhận làm họ hàng rồi đưa Phùng Tiểu Bảo vào cung.
Người phụ nữ khát tình tìm cách tiếp cận hòa thượng
Đó là Hồ Thái hậu - vương phi của Cao Trạm sống vào thời Bắc Tề (Trung Quốc). Sau khi người tình của bà là vị trọng thần Hòa Sỹ Khai bị giết chết, Hồ Thái hậu đã không chịu nổi cảnh chăn đơn gối chiếc nên đã tìm một người đàn ông khác thay thế.
Vua trao bài thơ cho ni cô xem, ni cô chê hai câu thực chưa hay và sửa lại rằng: “Gió thông đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”. Cảm phục trước sự mẫn tuệ và cao khiết của ni cô, vua Lê Thánh Tông một mực mời ni cô lên xa giá về cung để lập làm phi.
Khó có thể từ chối ý vua, ni cô đành thuận theo nhưng tìm cách thoát khỏi tình cảnh khó xử này. Tương truyền, khi xa giá vừa đến cửa Đại Hưng (nay là Cửa Nam, Hà Nội) thì không ai thấy bóng ni cô trong xe nữa.
Lòng ngẩn ngơ tiếc nuối, vua truyền lệnh cho xây lầu vọng tiên ở ngay đó để kỷ niệm và cũng để ngóng trông người con gái tài sắc này.
Bà hoàng Võ Tắc Thiên đem lòng say mê chú tiểu Phùng Tiểu Bảo (Ảnh: Internet).
"Nữ hoàng" cặp kè với chú tiểu
Trong vô vàn những cuộc tình vụng trộm của nữ hoàng đế độc nhất Trung Quốc Võ Tắc Thiên, người ta nhắc nhiều đến chuyện tình của bà với một chú tiểu tên Phùng Tiểu Bảo.
Sử sách kể lại, sau khi vua Đường Thái Tông mất, Võ Tắc Thiên đã rời cung vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Tại chốn chùa chiền thanh vắng và buồn tẻ này, bà đã đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Ngay tại chốn linh thiêng, hai người đã quấn quýt nhau không rời. Người ta kể rằng bà hoàng Võ Tắc Thiên đem lòng say mê Phùng Tiểu Bảo một phần bởi tính tình dâm đãng nhưng phần khác cũng do vị tiểu hòa thượng này có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, tài ăn nói khéo léo và khả năng giường chiếu điêu luyện.
Cho đến khi vua Đường Cao Tông lên ngôi, Võ Tắc Thiên được hoàn tục và tiến cung, Tiểu Bảo đã vô cùng đau khổ nên vẫn lén lút gặp bà. Về phần Võ Tắc Thiên, để được gặp gỡ nhân tình thoải mái, bà còn tìm cách đổi tên, nhận làm họ hàng rồi đưa Phùng Tiểu Bảo vào cung.
Người phụ nữ khát tình tìm cách tiếp cận hòa thượng
Đó là Hồ Thái hậu - vương phi của Cao Trạm sống vào thời Bắc Tề (Trung Quốc). Sau khi người tình của bà là vị trọng thần Hòa Sỹ Khai bị giết chết, Hồ Thái hậu đã không chịu nổi cảnh chăn đơn gối chiếc nên đã tìm một người đàn ông khác thay thế.
Bà lấy cớ đi lễ cầu an để có cơ hội lui tới chốn chùa chiền và tiếp cận hòa thượng Vân Hiến. Bà hy vọng khi cặp kè với một người không ở trong cung cấm, lại là chốn cửa Phật linh thiêng thì khó ai có thể phát hiện.
Chuyện gian díu của Hồ Thái hậu với hòa thượng Vân Hiến diễn ra ngay trong không gian nhà chùa. Nhưng dần dà, Hồ Thái hậu thấy bí bách vì một tháng chỉ được lên chùa 2 lần gặp người tình. Vì vậy, bà lấy cớ là muốn nghe giảng kinh để đón hòa thượng Vân Hiến vào hậu cung nhằm mục đích được gặp gỡ nhân tình thường xuyên hơn.
Từ đó, mọi người trong cung đều biết chuyện gian dâm giữa Hồ Thái hậu và hòa thượng Vân Hiến, ngoại trừ hoàng đế Cao Vỹ - con trai, người nối ngôi Cao Trạm.
Sau này, Hồ Thái hậu tiếp tục say đắm hai nhà sư trẻ khác, họ cùng có diện mạo đẹp và là đệ tử của Vân Hiến. Bà âm mưu cho hai nhà sư giả trang để đưa vào cung dan díu nhưng không may đã bị Cao Vỹ phát hiện.