Chắc hẳn đứa trẻ nào cũng mê mẩn những món đồ chơi lắp ghép robot, siêu nhân, búp bê barbie hồng phấn, hay bộ nấu ăn, tập làm bác sĩ,... Hiện nay, với thị trường đồ chơi đa dạng, phong phú, bố mẹ hoàn toàn có thể thoải mái lựa chọn cho bé. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh chia sẻ họ thích những món đồ có thể kết hợp vừa vui chơi vừa giúp bé học tập theo phương pháp đơn giản, dễ tiếp cận. Dưới đây là một số gợi ý về trò chơi tăng IQ cho bé, bố mẹ có thể tham khảo nhé:
1. Chiếc bảng bận rộn Busy Board
Một số công dụng của bảng bận rộn dành cho các bé:
- Kết nối các giác quan: Bé sẽ được học cách cầm, nắm, sờ những đồ vật này, tìm hiểu cách chúng được tạo ra và lắng nghe âm thanh từ chúng.
- Học hỏi thêm nhiều thứ: Chiếc bảng bận rộn được làm từ nhiều đồ vật khác nhau, không theo một quy chuẩn nào cả. Bé có thể biết phân biệt màu sắc, sự khác nhau của các đồ dùng từ chiếc bảng này.
- Tích hợp nhiều đồ chơi: Bố mẹ có thể lựa chọn những chiếc bảng với các loại đồ chơi và màu sắc khác nhau. Thậm chí có thể có đến 2-3 chiếc bảng để bé chơi thay đổi.
Một món đồ chơi hay cho bé
Một số đồ dùng có thể lắp vào chiếc bảng bận rộn:
- Nam châm, ổ khoá, khoá kéo của áo, quần.
- Cánh quạt, ốc vít, bảng điện, ổ điện, công tắc, nút bấm.
- Các loại đồ chơi giáo dục sớm như đàn, trống (tạo ra âm thanh).
- Các hình dạng khác nhau với nhiều màu sắc như hình tròn, tam giác, hình thoi...
Bảng bận rộn - busy board
2. Trò chơi Lego City Police Monster Truck Heist
Lego là một trong những món đồ chơi khiến các bé say mê bởi những "viên gạch" có nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình tròn... với nhiều màu sắc bắt mắt. Khi chúng được sắp xếp, lắp ghép lại với nhau sẽ tạo nên các mô hình độc đáo như nhà cửa, xe cộ, rô bốt, công viên, công trình xây dựng... Chúng cũng có thể được tháo rời một cách dễ dàng nên được "tái sử dụng" nhiều lần rất tiện lợi. Một số lợi ích khi chơi lego:
- Tăng cường kỹ năng vận động: Khi chơi, trẻ cần phải tập trung và vận dụng linh hoạt tay và mắt để tìm kiếm và kết nối các mảnh ghép lại với nhau.
- Rèn tính kiên nhẫn: Trẻ cần phải kiên nhẫn mới có thể hoàn thành được mô hình hoàn chỉnh. Thậm chí là thất bại nhiều lần mới có thể thành công.
- Học cách giải quyết vấn đề: Trẻ sẽ phải xử lý liên tục các tình huống phát sinh. Chẳng hạn khi trẻ tìm sai mảnh ghép, bắt buộc phải lựa chọn mảnh ghép phù hợp khác hoặc nếu ghép sai thì cấu trúc mô hình sẽ có sự thay đổi.
- Làm quen với toán học, khoa học: Bên cạnh việc xây dựng các mô hình, trẻ có thể học các khái niệm toán học cơ bản khi chơi đồ chơi lắp ráp.
3. SmartGames IQ Puzzler Pro và SmartGames IQ Fit
Đây là sản phẩm của SmartGames - công ty hàng đầu trên toàn thế giới về các trò chơi gia đình logic nhiều cấp độ, được sản xuất tại Mỹ.
Cả hai đều là món đồ chơi giáo dục được rất nhiều trẻ em và người lớn trên thế giới yêu thích bởi tính sáng tạo, giúp người chơi phát triển trí thông minh. Cùng chung một kiểu thiết kế và tính năng, IQ Puzzler Pro và IQ Fit chỉ có một điểm duy nhất khác biệt đó chính là nếu IQ Fit là sản phẩm đồ chơi 3D thì IQ Puzzler Pro có 120 thử thách ở 3 chế độ chơi, bao gồm cả thử thách 2D & 3D.
Mức độ khó sẽ tăng dần lên, nhưng theo nhiều fan của trò chơi này cho biết độ khó của nó sẽ càng kích thích bộ não của người chơi, khiến ai lỡ chơi rồi càng muốn giải được những đề bài khó nhằn đó.
Do học tập các gia đình phương Tây cho con trẻ sớm tiếp xúc với những trò chơi giáo dục phát triển trí thông minh nên nhiều bố mẹ Việt cũng đã bắt đầu áp dụng các phương pháp giáo dục này để nhóc tỳ nhà mình được thử thách bản thân. Đồng thời giúp bé rèn luyện cách tự vượt qua các chướng ngại vật đòi hỏi phải vận dụng não bộ để suy nghĩ và lập luận.
4. Xếp hình giải đố
Tangram, hay còn gọi là Trí Uẩn, là bộ trò chơi xếp hình đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước nhưng vẫn được ưa chuộng cho tới bây giờ. Nhìn qua thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra, trò này cần rất nhiều chất xám để có thể giải được. Nhờ đó mà trẻ sẽ được phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tư duy logic và trí tưởng tượng.
Bộ trò chơi này là một phương pháp giúp phát triển tư duy, định vị không gian, giáo dục trí tuệ cho trẻ em cực kỳ hiệu quả. Những hình khối lắp ghép khác nhau trong bộ sản phẩm giúp bé tăng khả năng nhận diện. Với chất liệu thuần gỗ, màu sắc trang nhã, trò chơi này mang lại cảm giác gần gũi và vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ.
5. Rút gỗ
Rút gỗ là một trong những boardgame "cực hot" được nhiều gia đình có con nhỏ ưa chuộng. Đây là một trò chơi mang tính giải trí, giúp xả stress cực tốt. Hơn nữa, với cách chơi thú vị và mới lạ, rút gỗ còn giúp người chơi rèn luyện sự khéo léo, phát triển trí tuệ, tăng cường giao tiếp.
Rút gỗ là trò chơi liên quan đến việc xây dựng tòa tháp ổn định bằng những miếng gỗ được xếp chồng xen kẽ theo hàng dọc và ngang. Người chơi sẽ lần lượt rút các miếng gỗ bất kỳ và đặt nó trên đầu để tạo tòa tháp cao hơn. Nếu người nào làm đổ tháp thì sẽ thua cuộc.
6. Domino
Domino cũng là một trò chơi đã được ưa chuộng từ lâu, phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Trò này sẽ giúp các bé rèn luyện khả năng tính toán, tư duy logic, phản ứng nhanh nhạy hơn.
Những lợi ích mà trò chơi ghép hình trí tuệ Domino mang lại:
- Xuất phát từ yêu cầu của trò chơi là ghép hình, bé sẽ thực sự rèn luyện được kĩ năng trí tuệ của mình vào những sản phẩm bé tạo được, đặc biệt là tư duy tưởng tượng.
- Rèn luyện được kĩ năng nhận biết, tư duy giúp não phát triển trong giai đoạn hoàn thiện của não bộ.
- Màu sắc trong sản phẩm trí tuệ gỗ Domino khá đa dạng, giúp bé nhận thức tốt về màu sắc, đồng thời kích thích khả năng ham học hỏi, vui chơi của bé. Chất liệu từ gỗ thông, cao su sấy hoàn toàn từ tự nhiên, với lớp sơn bên ngoài đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
- Ngoài việc xếp quân cờ nối hình domino, bé còn có thể dùng các khối gỗ vào trò chơi xếp tháp, hoặc cho các quân domino ngã hàng loạt. Bé sẽ vô cùng thích thú với hiệu ứng này.
7. Xếp hình gỗ Wood Puzzle
Món đồ chơi này có thể coi là phiên bản 3D của bộ Tangram phía trên. Thay vì chỉ sắp xếp các khối hình trên một mặt phẳng thì bộ Wood Puzzle này cần nhiều trí tưởng tượng và logic hơn để chơi, phù hợp với những cô cậu bé đang học cấp 1, cấp 2. Tất nhiên, bố mẹ cũng có thể chơi cùng, nhưng đừng nghĩ rằng người lớn sẽ giải được nhanh hơn.
Hy vọng với những gợi ý trên, ba mẹ có thể giúp bé tìm ra trò chơi con yêu thích nhất nhé.