Quan Phán Phán
Quan Phán Phán vốn là một kỹ nữ nổi danh ở Từ Châu, sau được một viên tướng trông giữ thành Từ Châu tên là Trương Âm nạp làm thiếp. Tuy nhiên, hai năm sau, Trương Âm mắc bệnh qua đời, nhà họ Trương sa sút, thê thiếp vì thế mà tứ tán cả, chỉ riêng Quan Phán Phán vốn là một kỹ nữ song vẫn không quên được ân tình mà họ Trương dành cho mình, nàng chuyển tới sống tại một căn phòng cũ kỹ của Yến Tử Lầu, quyết chí thủ tiết với Trương Âm. Thời gian cứ thế trôi đi, Quan Phán Phán đã ở vậy suốt 10 năm ròng rã.
Ảnh minh họa
Sẵn có bút trong tay, Bạch Cư Dị viết hẳn một bài thơ chế giễu Quan Phán Phán, khuyên cô nên tự sát theo chồng cũ. Quan Phán Phán xem xong bài thơ của họ Bạch, lập tức khóc lớn nói rằng, hơn chục năm nay, cô nhất định không chết là bởi sợ người khác hiểu nhầm Trương Âm, cho rằng, ông bắt thê thiếp phải tuẫn táng theo ông sau khi ông chết. Nếu như vậy thì cái chết của cô không những không phải là sự trung trinh với Trương Âm mà ngược lại còn khiến danh tiếng của Trương Âm bị bôi nhọ. Chính vì thế cô mới cắn răng sống hơn chục năm nay. Thế mà nay, Bạch Cư Dị viết thơ chế giễu, bức cô phải tự sát theo chồng. Trong sự uất ức và oan khuất, sau 10 ngày tuyệt thực, Quan Phán Phán đã qua đời.
Bộ Phi Yên
Cô gái họ Bộ không chỉ xinh đẹp mà còn rất giỏi âm luật, tinh thông đàn tì bà, thổi sáo cũng là tay đệ nhất, có thể nói là một nữ nghệ sĩ tài, sắc đủ cả. Tuy nhiên, cũng như nhiều cô gái khác, Bộ Phi Yên theo sự sắp đặt của cha mẹ, gả về nhà Vũ Công Nghiệp, một võ tướng ở Hà Nam. Bi kịch cũng bắt đầu từ đây.
Họ Võ vốn là con nhà võ tướng, tính tình nóng nảy, thô lậu, về căn bản không thể hiểu nổi một tâm hồn nhạy cảm như mỹ nhân Bộ Phi Yên. Chính vì thế, mặc dù là vợ chồng nhưng hai người không thể hiểu nhau. Bộ Phi Yên cũng vì thế mà dần rơi vào tình trạng cô độc, trầm uất. Cho tới một ngày, cô bị tiếng đọc sách ở nhà bên cạnh cuốn hút, bắc ghế trèo lên tường để xem và gặp Triệu Tượng. Triệu Tượng tuổi mới chỉ 20, tướng mạo anh tuấn, đang ở nhà ôn luyện sách vở.
Ảnh minh họa
Sau lần gặp đầu tiên, cả hai không thể quên được nhau. Triệu Tượng đã dùng một số tiền lớn mua chuộc người gác cổng nhà họ Võ, nhờ người này chuyển lời tỏ tình của mình đến Bộ Phi Yên. Sau đó, thông qua người hầu của mình, Bộ Phi Yên và Triệu Tượng thư qua thư lại trao đổi tình cảm.
Cuối cùng, cơ hội cũng đã tới khi Võ Công Nghiệp có việc phải ở lại nơi làm việc. Triệu Tượng đã vượt tường sang gặp tình nhân. Tuy nhiên, cây kim trong bọc lâu ngày cung lòi ra, chuyện tình cảm giữa Triệu Tượng và Bộ Phi Yên cuối cùng cũng truyền tới tai Võ Công Nghiệp.
Sau khi đã có bằng chứng chắc chắn, Võ Công Nghiệp xông thẳng vào phòng Bộ Phi Yên đúng lúc cô đang trang điểm đợi Triệu Tượng. Biết mọi chuyện đã bại lộ, Bộ Phi Yên điềm tĩnh nói rằng, mình không hề hối hận vì tình yêu với họ Triệu. Câu nói này trở thành giọt nước tràn ly. Trong cơn tức giận, Võ Công Nghiệp đã dùng roi ngựa đánh chết Bộ Phi Yên.
Đỗ Thập Nương
Đỗ Thập Nương không chỉ là một phụ nữ đẹp mà còn thông minh và cực kỳ khôn khéo. Họ Đỗ thực chất là một kỹ nữ nổi danh đất kinh đô. Làm sao lừa được đàn ông, ấy là tài năng của Đỗ thị. Sau khi đã tích góp được một khoản tiền kha khá, Đỗ Thập Nương quyết định hoàn lương, gả về cho một người đàn ông thật thà tên là Lý Giáp.
Lý Giáp chính là kẻ mà Đỗ Thập Nương đã đánh giá sai. Lý Giáp là kẻ bất tài, lại nhẹ dạ cả tin nên không hề biết rằng, Đỗ Thập Nương tích lũy được cả một số tiền lớn, đủ để cô và họ Lý có thể ngao du thiên hạ, sống thoải mái sung sướng đến già. Thế là chỉ một vài lời xúc xiểm với cái cớ là không làm mất lòng cha già, Lý Giáp đã đồng ý nhận 100 lạng vàng của tên phú thương Tiểu Phú để trao đổi lấy nàng Đỗ Thập Nương xinh đẹp và yêu y tha thiết.
Ảnh minh họa
Trong buổi sáng hôm ấy, khi Lý Giáp dẫn Đỗ Thập Nương tới chỗ của Tiểu Phú để đổi lấy 100 lạng bạc, bi kịch đã xảy ra. Đỗ Thập Nương ngồi bên mũi thuyền với chiếc rương đầy ngọc ngà châu báu, bốc từng nắm ném xuống sông và nói với Lý Giáp rằng: “Lòng thiếp quyết trọn nghĩa, lòng chàng một phút đổi thay, nay thiếp còn sống trên đời này cũng chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp biết bao là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không trông thấy nên không được hưởng”. Nói rồi, nàng trẫm mình xuống sông, tự vẫn.
Gặp phải kẻ đốn mạt, ấy là cái bất hạnh của người phụ nữ, nhưng biết rõ người xấu mà vẫn chủ động phạm sai lầm còn là bất hạnh lớn hơn của những phụ nữ đang yêu.
Thôi Tiểu Ngọc
Thôi Tiểu Ngọc là một ca nữ nổi tiếng sống vào thời nhà Đường. Năm đó, Thôi Tiểu Ngọc mới 16 tuổi nhưng lại rất thích Lý Ích và những bài thơ của họ Lý. Lý Ích vừa đỗ tiến sĩ, đang đợi bổ nhiệm quan tước. Cũng như rất nhiều người đàn ông khác, được một cô ca nữ xinh đẹp yêu thơ cũng như yêu cả con người mình thì Lý không có bất cứ lý do gì để từ chối. Do vậy, hai người đã có một thời gian mặn nồng bên nhau.
Ảnh minh họa
Sau đó, mỹ nhân Thôi Tiểu Ngọc mắc bệnh nặng, nằm liệt giường, Lý Ích bắt đầu ngãng ra, tìm kiếm cô gái khác. Mọi người ở thành Trường An đều biết câu chuyện bạc tình bạc nghĩa của Lý Ích, cảm thấy rất bất bình. Một hiệp khách sau đó đã bắt Lý Ích đến trước cửa nhà Thôi Tiểu Ngọc nói chuyện phải trái. Thôi Tiểu Ngọc đang nằm liệt giường, cũng cố ngồi dậy, hắt chén rượu xuống trước mặt Lý Ích, ý rằng, bát nước đã đổ đi không thể thu lại được nữa. Sau đó, Thôi Tiểu Ngọc nói với Lý: Sau khi tôi chết đi, nhất định sẽ thành quỷ làm cho vợ con anh cả đời không sống yên lành.
Trước khi chết, cô đã nguyền rằng, mình dù có làm ma quỷ cũng sẽ trả thù để đòi lại công bằng. Chẳng ai có thể biết, cô gái họ Thôi có được toại nguyện hay không, song có một điều chắc chắn rằng, thái độ đó của cô là một sự phản kháng đối với người đàn ông bạc bẽo và cả chế độ nam quyền đã khiến hàng ngàn người phụ nữ như cô phải chịu đau khổ.