Ung thư là căn bệnh đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên thế giới sẽ có khoảng 9,6 triệu người chết vì ung thư trong năm 2018. Ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết là 3 loại ung thư phổ biến nhất về tỷ lệ mắc bệnh và được xếp vào nhóm 5 bệnh gây tử vong hàng đầu.

Với phụ nữ, có 5 bệnh ung thư thường gặp nhất đó là: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp. Các nghiên cứu cho thấy hơn 80% bệnh ung thư đều xuất phát từ yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh. Chẩn đoán bệnh ung thư từ sớm rất quan trọng, nhưng cách tốt nhất vẫn là điều chỉnh những thói quen sống lành mạnh ngay từ ban đầu.

Theo các nhà khoa học, nếu một người có hết những thói quen sống dưới đây thì đó chính là dấu hiệu họ có "cơ thể miễn dịch ung thư", mọi người đều nên đọc để thay đổi cho đúng:

1. Một người lạc quan về mọi mặt: Cảm xúc tích cực sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn và giúp chống được nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực, tâm lý chán nản có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Do đó, điều quan trọng là phải nuôi dưỡng chỉ số cảm xúc cao của riêng bạn.

Những người "miễn dịch" với bệnh ung thư đều có chung 7 dấu hiệu nhỏ này: Hãy kiểm tra xem bạn có đủ hay không! - Ảnh 1.

Cảm xúc tích cực sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn và giúp chống được nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư.

2. Ăn uống đúng cách: Theo các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), mọi người nên giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và thịt đỏ bởi những món ăn này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc.

Những người "miễn dịch" với bệnh ung thư đều có chung 7 dấu hiệu nhỏ này: Hãy kiểm tra xem bạn có đủ hay không! - Ảnh 2.

3. Người tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Không những thế, tập thể dục cũng có thể giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học trường Harvard khuyên mọi người nên tập thể dục ngay cả khi không muốn giảm cân.

4. Người luôn kiểm soát được cân nặng: Nghiên cứu cho thấy béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. Chính vì vậy nếu muốn ngừa bệnh, mọi người nên kiểm soát lượng calo mình nạp mỗi ngày, khi muốn giảm cân bạn hãy nạp ít calo hơn và đốt cháy mỡ thừa bằng cách tập thể dục.

Những người "miễn dịch" với bệnh ung thư đều có chung 7 dấu hiệu nhỏ này: Hãy kiểm tra xem bạn có đủ hay không! - Ảnh 3.

5. Người không tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong công nghiệp như sợi amiăng, benzen, amin thơm và biphenyls polychlorin hóa (PCB).

6. Những người luôn nhận đủ vitamin D: Nhiều chuyên gia khuyên mỗi người nên bổ sung vitamin D liều 800 đến 1.000 IU/ ngày bởi các bằng chứng cho thấy vitamin D có thể giúp con người giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và các khối u ác tính khác.

7. Người có giấc ngủ tốt: Khảo sát của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 47%. Bởi khi thiếu ngủ cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ melatonin - thứ có tác dụng làm chậm quá trình sản xuất estrogen ở phụ nữ và ngăn chặn ung thư vú. Ngoài ra, các chuyên gia về giấc ngủ của Đức chỉ ra rằng vào lúc 1 giờ đêm là thời gian quan trọng nhất phải đi ngủ vì sẽ giúp tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể và đóng vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư.

QQ, Harvard.edu