Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết, quả chanh rất giàu vitamin C, ít calo. Một quả chanh chỉ khoảng 20 calo và gần 90% nước. Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của chanh với sức khoẻ

Quả chanh vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh giúp thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm.

Lương y Sáng cho biết, ăn chanh giúp cải thiện vấn đề hôi miệng. Bạn có thể sử dụng nước chanh súc miệng vì chanh có tính axit cao, tiêu diệt vi khuẩn và không gây dị ứng. Uống nước chanh giúp cơ thể sản xuất nhiều nước bọt, hạn chế khả năng sản sinh của vi khuẩn đồng thời làm sạch các chất trắng trên lưỡi và loại bỏ thức ăn còn sót trong miệng.

Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa. Người bị sốt có thể uống cốc nước chanh để cung cấp kali và năng lượng, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon. Người thừa cân uống một cốc nước chanh (một quả) mỗi ngày giảm cân.

Vitamin C trong chanh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Kết hợp uống nước chanh với mật ong, vài lá bạc hà, gừng hoặc quế để cải thiện hương vị.

Theo các chuyên gia, do khả năng loại bỏ chất độc và chất thải khỏi cơ thể nên mật ong và nước chanh có thể giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.

Bạn có thể vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm để uống.

Bạn cũng có thể rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong, thêm chút muối. Mỗi sáng múc 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống.

Những người nên hạn chế uống nước chanh - Ảnh 2.

Nước chanh tuy tốt cho thuỷ sản nhưng phải uống đúng cách

Những điều cần lưu ý khi uống nước chanh

Nước chanh là thức uống lành mạnh nhưng để đạt được lợi ích tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

Người nên hạn chế uống nước chanh

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, chanh vị chua và tính axít. Người bị dạ dày, đường ruột không nên dùng chanh tươi có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng. Nếu muốn uống nước chanh, bạn có thể uống nước chanh tươi pha loãng, hàm lượng axít cũng sẽ bị giảm mạnh, tránh gây hại cơ thể.

Người khó tiêu cần lưu ý

Dùng nước chanh tươi pha loãng cùng một lát gừng tác dụng tăng cường tiết dịch bài tiết và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Không uống nước chanh trước khi ăn do nó không có khả năng đốt cháy calo để giảm cân.

Hạn chế uống nước chanh nóng

Bạn cần hạn chế uống nước chanh nóng do lượng axit có trong nước chanh hoạt động mạnh hơn ở nhiệt độ cao, có thể hòa tan men răng làm răng ngả màu, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.