Những năm gần đây thị trường phát triển thêm những sản phẩm được làm từ mây, tre, bèo bồng, lúa non. Mẫu mã các sản phẩm của làng nghề vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loại, kích cỡ và đặc biệt số lượng bao nhiêu cũng đáp ứng được cho thị trường.

Công việc thú vị thu hút những người phụ nữ lớn tuổi nơi doanh nhân trẻ ở làng nghề

Những người phụ nữ lớn tuổi là cứu cánh cho nghề

Tham quan tại các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Kim Sơn, ai cũng đều cảm nhận được cái hồn của những sản phẩm được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ nơi đây.

Để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt, đạt yêu cầu của khách hàng, thì chắc chắn không thể thiếu được bàn tay khéo léo của con người, công việc cũng đặc biệt phù hợp với những người phụ nữ.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Anh Cù Anh Trưởng - chủ doanh nghiệp Phương Linh, chia sẻ với PV

Anh Cù Anh Trưởng - chủ doanh nghiệp Phương Linh, (xóm 1 xã Thượng Kiệm) – một trong số doanh nhân trẻ khởi nghiệp ở huyện Kim Sơn trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ hiện nay đang gặp không ít khó khăn nguồn nhân lực, chia sẻ.

Chủ doanh nghiệp chia sẻ, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành nghề sử dụng đến máy móc chiếm đa phần. Nhà máy mọc lên, các khu công nghiệp đang mở rộng nên giới trẻ lao động hầu hết đã chuyển hướng, một phần vì thu nhập, phần vì công việc phù hợp hơn so với ngồi đan lát, nắn chỉnh và yêu cầu sự tỉ mỉ của từng mẫu sản phẩm.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Công việc luôn đòi hỏi sự khéo léo từ bàn tay

Theo anh Trưởng, đặc thù ngành thủ công mỹ nghệ, dù máy móc hiện đại đến mấy cũng chỉ hỗ trợ được khoảng 20% năng suất, còn lại không thể thay thế được bàn tay con người. Có như thế mới cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và giữ nét truyền thống.

Quan sát tại xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ của doanh nhân trẻ, chúng tôi thấy đa số là phụ nữ lớn tuổi, chỉ một số công việc đặc thù thì mới có sự góp công của thanh niên và số ít đàn ông lớn tuổi.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 4.

Những người phụ nữ trung niên đang làm đẹp cho sản phẩm

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 5.

Tỉ mỉ từng công đoạn

Anh Trưởng giải thích, việc không mấy vất vả nhưng đòi hỏi sự kiên trì sẽ phù hợp với phụ nữ, như nói ở trên, giới trẻ không còn mặn mà với công việc này nhưng đối với những người phụ nữ trung niên và các bà đã hết tuổi lao động thì đây là việc làm rất phù hợp, có thêm thu nhập ổn định.

"Tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 và một số nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng tiếp tục phát triển ngành nghề thủ công tại địa phương, tạo điều kiện cho bà con nhân dân có việc để làm, vừa có thu nhập vừa giữ nét truyền thống", anh Trưởng tâm sự.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 6.

Những người lớn tuổi hơn sẽ có công việc phù hợp hơn

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 7.

Người dân mang hàng đi phơi

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 8.

Thời tiết là yếu tố vô cùng quan trọng

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 9.

Luôn đòi hỏi kinh nghiệm

Bà T. một trong số công nhân lớn tuổi chia sẻ, công việc của các bà chủ yếu là phơi phóng nhưng cũng phải rất cẩn thận và kinh nghiệm về thời tiết để làm sao cho sản phẩm đạt được chất lượng.

Theo bà T., ở tầm tuổi ngoài 60 gần 70 như các bà đang làm việc tại đây, có công việc đảm bảo thu nhập để bớt phần khó khăn đã là tốt, hàng ngày các bà được làm việc trong môi trường năng động của doanh nghiệp trẻ lại càng phấn khởi và có động lực.

Trong khi đó, một người phụ nữ tuổi trung niên chia sẻ, có những phần công việc không yêu cầu phải nhanh tay nhưng lại rất phù hợp với các chị, bởi vì sự kiên trì có sẵn, nhặt đầu thừa, chỉnh nắn lại sản phẩm thì cần tinh mắt và phải có kinh nghiệm.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 10.

Mẫu mã đa dạng

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 11.

Chủ doanh nghiệp đang chụp mẫu gửi cho khách hàng

Đa dạng mẫu mã và khao khát vươn xa

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ nói chung và riêng ở Kim Sơn như hiện nay, để gìn giữ được ngành nghề mang đậm nét truyền thống và uy tín, phương châm của các chủ doanh nghiệp cũng như bà con chính là không ngừng học hỏi, cải tiến nâng cao tay nghề, nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Vấn đề môi trường là mối quan tâm đặc biệt, chính vì thế các nguyên liệu được sử dụng để tạo nên các sản phẩm đều là những nguyên liệu thân thiện với môi trường như: cói, bèo lục bình (bèo bồng), mây, tre, rơm,… Nhưng cũng không kém phần bền chắc, đảm bảo chất lượng vì các nguyên liệu đều đã được xử lý chống mối, mọt, nấm mốc an toàn.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 12.

Nếu thời tiết không thuận lợi thì sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 13.

Nam giới tham gia vào công việc này rất hiếm

Anh Trưởng chia sẻ, nếu khách hàng thích bất kỳ mẫu nào đó, hoặc có thể tự thiết kế mẫu cho riêng mình, khi mang mẫu tới những người thợ ở đây sẽ làm được theo ý thích.

"Thời điểm này hàng xuất khẩu đi nước ngoài không được nhiều do ảnh hưởng dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt và một số nước chiến tranh. Tôi mong muốn sản phẩm của bà con tới đây được đặt lên kệ của các gian hàng trong các điểm tham quan du lịch", anh Trưởng chia sẻ về dự án tiềm năng.

Địa phương tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Cao Sơn – Phó chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết, trên địa bàn có 25 làng nghề, trong đó 24 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và 01 làng nghề nấu rượu. Đối với các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nguyên liệu chính làm ra sản phẩm là từ cói, bèo, rơm và một số vật liệu phụ khác.

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, trên địa bàn có 20 doanh nghiệp chế biến, thu mua sản phẩm để xuất khẩu. Hình thức hoạt động là các doanh nghiệp thông qua tổ chức xúc tiến thương mại hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 14.

Một số công đoạn dành cho nam giới

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 15.

Công đoạn chống mốc

Những người phụ nữ lớn tuổi thắp sáng hi vọng cho nghề truyền thống ở Ninh Bình - Ảnh 16.

Sau mỗi một ngày sản phẩm được đem đi phơi

Hiện nay trên địa bàn huyện Kim Sơn có gần 2 nghìn lao động thường xuyên, thu nhập ổn định, họ là những công dân ở các làng nghề và huy động thêm lao động ở các làng nghề khác trên địa bàn huyện.

Tuy hiện nay ở các làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng địa phương đang rất nỗ lực lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện và các xã, thị trấn, trong đó đẩy mạnh nghề cói, duy trì phát triển làng nghề truyền thống. Quảng bá, kêu gọi đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất và chế biến cói. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng trồng cói, mở rộng và duy trì diện tích để chủ động nguyên liệu sản xuất ổn định bền vững.

Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư, khai thác các nguồn vốn tạo động lực phát triển nghề cói. Mời gọi các nhà đầu tư, khuyến khích các tổ chức quốc tế, Việt kiều, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tạo điều kiện để Hiệp hội cói tỉnh Ninh Bình phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, tiếp tục vận động các doanh nghiệp, cơ sở trong hiệp hội góp vốn cùng quỹ bình ổn giá cói nguyên liệu nhằm ổn định nguyên liệu đầu vào. Xây dựng quy chế quản lý nhà nước về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.