Ngày nay, có rất nhiều bệnh ung thư đều liên quan đến thói quen ăn uống không khoa học, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản... Triệu chứng của các loại ung thư này thường vặt vãnh, dễ nhầm lẫn với các căn bệnh đơn giản nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, có một điểm chung ở những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa đó là thường xuất hiện triệu chứng sau mỗi lần ăn uống.
Do đó, bạn đừng bỏ qua thời điểm vàng này để tự kiểm tra sức khỏe của bản thân mình. Nếu bữa ăn nào cũng thấy xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bệnh ung thư đang cận kề. Phát hiện sớm thì tỉ lệ ung thư di căn càng thấp, vì vậy bạn đừng nên chủ quan!
Những người sắp mắc bệnh ung thư thường có 4 dấu hiệu sau khi ăn uống
1. Buồn nôn và nôn mửa
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ăn, bạn phải cảnh giác với nguy cơ bị ung thư dạ dày. Bởi dạ dày là cơ quan tiêu hóa rất quan trọng của cơ thể con người, thức ăn sau khi vào cơ thể con người cần được tiêu hóa và hấp thụ hết, chỉ có dạ dày hoạt động tốt thì mới tiêu hóa được thức ăn một cách bình thường.
Khi khối u xuất hiện trong dạ dày sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm đáng kể, lúc này dạ dày sẽ bị kích thích khi ăn, sau đó sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Nếu lần nào ăn xong bạn cũng thấy cơ thể có phản ứng này, hãy kiểm tra kịp thời để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
2. Đau bụng sau mỗi lần ăn
Nếu có biểu hiện đau bụng rõ ràng sau bữa ăn, hãy đề phòng khả năng mắc bệnh ung thư ruột, ung thư dạ dày.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, đau bụng âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục sau mỗi lần ăn là những dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa. Do đó, nếu bạn cảm thấy bụng khó chịu, luôn có cảm giác đau quặn hoặc đau âm ỉ dai dẳng thì lúc này bạn nên chú ý cần đi khám và điều trị dứt điểm trước khi bệnh chuyển biến ác tính.
3. Cảm thấy đắng miệng sau mỗi lần ăn uống
Khi uống nước, phần lớn chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, đã cơn khát. Nhưng nếu suốt một thời gian dài bạn đều cảm thấy đắng miệng khi uống nước thì hãy coi chừng mình đã mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật... Không những vậy, miệng đắng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết bệnh nhân ung thư thường bị mất cảm giác với đồ ngọt và đồ đắng. Lý do đến từ sự thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân. Ngoài miệng đắng, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sút cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao... thì cần phải đi khám ung thư càng sớm càng tốt.
4. Ăn uống xong thường thấy đầy hơi, chướng bụng
Ở người khỏe mạnh, thời gian tiêu hóa thức ăn thường kéo dài trong khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên đã 2 tiếng trôi qua bạn vẫn thấy bụng khó chịu, khó tiêu, ợ chua. Thậm chí cả ngày không hề cảm thấy thèm ăn thì rất có thể do chức năng của dạ dày hoạt động kém hiệu quả, khiến cho thực phẩm không được tiêu hóa hết, tích tụ lâu ngày gây khó tiêu.
Ngoài ra, một số người sẽ kèm theo đau bụng và chán ăn trầm trọng, đối với những triệu chứng này cần hết sức cẩn trọng, nên đi kiểm tra xem có phải là tổn thương ở dạ dày hay không.
Chúng ta cần làm gì để phòng tránh được bệnh ung thư?
1. Ăn nhiều trái cây tươi và rau củ
Rau quả tươi rất giàu chất xơ, nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin, các chất dinh dưỡng này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể, đồng thời ngăn chặn sự tác động của nitrit và các chất có hại khác từ thực phẩm lên cơ thể, do đó có thể ngừa ung thư hiệu quả.
2. Kiểm soát cân nặng thật tốt
Nghiên cứu cho thấy béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. Chính vì vậy nếu muốn ngừa bệnh, mọi người nên kiểm soát lượng calo mình nạp mỗi ngày, khi muốn giảm cân bạn hãy nạp ít calo hơn và đốt cháy mỡ thừa bằng cách tập thể dục.