Trẻ nhỏ có rất nhiều loại đồ chơi do cha mẹ mua hay được cho tặng. Mối băn khoăn lớn nhất của các bậc phụ huynh là nên chọn đồ chơi nào? Liệu trẻ có thích hay không? Và trẻ sẽ học được gì trong khi chơi với chúng? 

Đối với trẻ dưới ba tuổi, các bé hay cho mọi thứ vào miệng và dễ dàng bị nghẹ thở bởi những loại đồ chơi nhỏ. Do đó cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi và phải giám sát trẻ trong quá trình chơi.

Những nguyên tắc khi mua đồ chơi cho bé:

Luôn đọc nhãn mác

Đa số các nhà sản xuất đồ chơi đều tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định về nhãn mác và độ tuổi phù hợp cho trẻ. Khi mua một món đồ chơi, cần đọc kỹ nhãn xem loại đồ chơi đó có phù hợp với độ tuổi của bé hay không.

Bé càng ít tuổi, đồ chơi càng lớn

Những món đồ chơi phải đủ to để bé không thể cho vào miệng. Đó là quy tắc chung cho những loại đồ chơi dành cho trẻ dưới ba tuổi. Đồ chơi quá nhỏ sẽ gây nghẹt thở nếu chẳng may trẻ cho vào miệng.

Mua đồ chơi cho con

Chọn đồ chơi không có cạnh sắc nhọn

Khi mua đồ chơi cho bé, bạn nên chú ý chọn những loại đồ chơi không có góc cạnh sắc nhọn vì nó có thể gây thương tích con bạn trong khi chơi.

Kiểm tra các yếu tố độc hại

Luôn đọc kỹ nhãn đồ chơi và các tài liệu hướng dẫn đi kèm để đảm bảo đồ chơi làm bằng vật liệu an toàn, không độc hại.

Tìm hiểu trên mạng trước khi mua

Trước khi mua một món đồ chơi cho trẻ, bạn nên bỏ thời gian nghiên cứu trực tuyến trên các trang web để đảm bảo có được giá cả tốt nhất và chắc chắn đây là món đồ chơi mới, để không phải mua trùng.

Thận trọng với các loại đồ chơi dùng pin

Pin và các chất lỏng từ pin rất độc hại và nguy hiểm nếu chẳng may trẻ nuốt phải. Nó có thể gây nghẹ thở, chảy máu cục bộ và gây bỏng hoá chất. Những loại đồ chơi sử dụng pin phải được lắp chắc chắn để trẻ không thể mở nó một cách dễ dàng.

Tránh các loại đồ chơi có nam châm nhỏ

Nam châm nhỏ khi nuốt phải có thể gây các bệnh đường ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc máu hoặc thậm chí tử vong cho bé.

Mua đồ chơi cho con

Lưu ý khi giám sát trẻ chơi đồ chơi

- Dạy cho trẻ đặt đồ chơi của mình lại đúng vị trí sau khi chơi. Việc này giúp trẻ dễ dàng tìm thấy chúng khi cần và tránh nguy cơ bị vấp ngã, chấn thương.

- Mỗi loại đồ chơi chỉ phù hợp với một độ tuổi nhất định. Vì thế, tránh không để bé chơi đồ chơi của trẻ lớn tuổi hơn.

- Luôn đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng.

- Kiểm tra đồ chơi của bé. Các bô phận bị hỏng của đồ chơi có thể làm lộ những cạnh sắc nhọn, hoặc gai góc gây chấn thương cho bé. Đồ chơi bị hư hỏng phải được sửa chửa, vứt bỏ hoặc thay thế.

- Không nuông chiều khi trẻ vòi vĩnh những loại đồ chơi dành cho trẻ lớn hơn.

(Nguồn: theasianparent)