Từ trước đến nay, khi nhắc đến lợn, người ta thường nghĩ đến con vật to tròn, màu hồng, có lối sống bẩn thỉu, hôi hám, thường ngủ quanh những đống phân và thậm chí còn ăn phân nữa. Tuy nhiên, những sự thật này hoàn toàn không chính xác.

Dưới đây là những sự thực sai bét về loài lợn:

Lợn là loài động vật ăn uống bẩn thỉu, thường ăn cả phân
 
Trước nay, lợn được cho là loài động vật “ăn bẩn”, nhưng thực tế không phải vậy.

Lợn hoang dã, tổ tiên của loài lợn thuần chủng hiện nay, vốn là động vật ăn tạp, không cầu kỳ thức ăn. 90% thức ăn của lợn hoang dã là thực vật, vì thế chúng thường không ăn phân như những lời đồn đại.

Nếu một con lợn ăn phân thì nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống chật chội khiến chúng có hành động như vậy. 

Những sự thật khiến bạn phải

Thực tế, loài lợn hoang tại Vườn thú Basel, Thụy Sĩ, còn nổi tiếng bởi tính sạch sẽ khó tin của chúng. Nếu bạn cho chúng một lát táo bọc trong cát, chúng sẽ không ăn ngay. Lợn hoang còn mang táo đến một con suối, thả miếng táo xuống nước, dùng mõm lăn qua lăn lại đến khi nào sạch thì thôi.

Ngay cả khi rất đói, lợn hoang vẫn luôn dành thời gian để rửa thức ăn.
 
Lợn hoang ở Basel nhất quyết chỉ ăn khi thức ăn sạch.

Lợn là loài động vật hôi hám

Người ta thường nghĩ, lợn rất hôi hám, chúng hay tắm bùn rất bẩn thỉu. Nhưng thực sự đó là cách lợn làm mát cơ thể và cũng để làm sạch cơ thể.

Lợn không có tuyến mồ hôi. Chính vì thế, những lời so sánh “đồ mồ hôi nhiều như lợn” thực tế không có cơ sở. Việc không có tuyến mồ hôi khiến cơ thể lợn luôn nóng bức. Chính vì thế, lợn tắm bùn để làm mát vì nước bùn bốc hơi chậm hơn nước thông thường.

Giáo sư Greger Larson tại Đại học Oxford, Anh, cho biết: “Một con lợn, giống mọi loài động vật khác, luôn làm mọi cách để thoải mái. Nếu việc làm bẩn cơ thể để được mát mẻ thì chúng sẽ làm. Nếu được thả ngoài tự nhiên, chúng sẽ tìm cách khác. Nhưng khi nuôi tại chuồng trại chật hẹp thì tắm bùn là cách duy nhất.”

Khám phá những sự thật khó tin của loài lợn
Lợn tắm bùn nhiều để làm mát và làm sạch cơ thể, không hề hôi hám bẩn thỉu.

Một lớp bùn trên da cũng có tác dụng như kem chống nắng để ngừa cháy da, đồng thời là loại thuốc chống côn trùng thiên nhiên cực hữu hiệu để ngừa muỗi và nhiều côn trùng khác. Khi lột bỏ lớp bùn cũng là lúc lợn loại bỏ ve và các ký sinh trùng khác.

Đó là một nghịch lý: Tắm bùn là cách để làm sạch da hơn là bẩn.

Lợn là loài động vật màu hồng

Sự thật loài lợn nguyên thủy không hề có màu hồng. Màu lông của chúng thay đổi cũng do con người. 

Lợn thuần hóa và lợn hoang dã đều có tổ tiên thuộc họ Suidae. Họ Suidae có khoảng 12 loài lợn khác nhau như warthogs, lợn lùn, babirusas, lợn rừng khổng lồ và lợn rừng châu Phi. 


Lợn hoang nguyên thủy không hề có màu hồng. Đó là do quá trình thuần hóa của con người.

Lợn tổ tiên xuất hiện cách đây 1 triệu năm, trong khi đó loài lợn thuần hóa từ cách đây 9000 năm. Mặc dù vậy, lợn rừng đều có ngoại hình tương tự nhau trong khi lợn nhà thì khác. Lợn nhà có rất nhiều loại, với ngoại hình hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống, cách chăm sóc của con người.

Lợn có khả năng đạt cực khoái trong 30 phút

Đây là một tin đồn không thể kiểm chứng vì sự thật, con người không thể hiểu được cảm giác của lợn để xác định thời điểm chúng đạt cực khoái.

Bằng cách sử dụng phương pháp “đeo găng tay”, kích thích lợn đực bằng tay, các nhà khoa học xác định thời gian lợn xuất tinh khá lâu. Thời gian trung bình lợn xuất tinh là khoảng 6 phút. Trong khi đó, có trường hợp cá biệt có thể lên đến 31 phút. 


Lợn không thể đạt cực khoái trong 30 phút. Nhiều nhất là hơn 20 phút.

Tuy nhiên, đây là thời gian đo được khi có kích thích. Khi quan sát quá trong điều kiện thường, quá trình giao phối của lợn thường kéo dài 4 – 5 phút, nhiều nhất là 20 phút.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, không nên “quấy rối” quá trình giao phối của lợn vì có thể khiến chúng nổi điên, nguy hiểm cho con người.

(Nguồn: CNN)