Tác dụng bạch quả trong làm thuốc
Bạch quả hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường. Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế và mạch đới, có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các chứng ho lâu ngày, ho đàm, đi tiểu lắt nhắt...
Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất hay
Ngoài ra, bạch quả có chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B và C, bilobalide, quecertin, kaempferol). Những nhóm hóa chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kiểm soát quá trình viêm nhiễm.
Một trong những lợi ích nữa của bạch quả là có thể củng cố chức năng não, cải thiện trí nhớ, chống lại những mệt mỏi tinh thần, cũng có thể kiểm soát sự chuyển hóa của cholesterol thành những mảng vữa bám vào thành mạch máu.
Tác hại khôn lường quả bạch quả
Không tốt người dùng thuốc chống đông
Cho dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên người sử dụng phải lưu ý là bạch quả vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ:
Những người bị rối loạn tuần hoàn máu và những người đang sử dụng thuốc chống đông (ví dụ như Aspirin). Bạch quả cũng có thể gây tác động bất lợi lên bộ máy tiêu hóa cũng như gây những cơn đau đầu.
Cũng không nên dùng bạch quả nếu đang sử dụng những loại thuốc kháng trầm cảm vì sẽ gây nên sự tương tác thuốc nguy hiểm.
Phụ nữ có thai không nên dùng
Bạch quả làm tăng khả năng xuất huyết, vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về đông máu, máu khó đông... thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
Trẻ con ăn dễ ngộ độc
Hạt của bạch quả có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ ăn quá nhiều hạt quả này , sau 2-6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc
Ngoài ra, bạch quả, có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid) còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy . Với người lớn thì khả năng chịu đựng tương đối cao; nhưng với trẻ nhỏ thì chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là dễ trúng độc.
Không nên ăn sống
Bạch quả mà ăn sống mức độ ngộ độc nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng bạch quả nếu gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, hiếu động bất thường, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn thì cần phải đến các cơ sở y tế ngày và không nên cho trẻ nhỏ ăn.
Vừa qua một gia đình ở Chiết Giang, Trung Quốc đã vĩnh viễn mất đi cậu con trai yêu quý mới 2 tuổi chỉ vì ăn nhiều hạt bạch quả mà nhiều người vẫn dùng như món đồ ăn vặt. Bé trai 2 tuổi có tên Hoan Hoan đã rơi vào trạng thái bị ngộ độc nghiêm trọng trước khi tử vong không thể cứu chữa. Sau khi bé được bà nội cho ăn liền lúc 20 hạt bạch quả. Ban đầu, Hoan Hoan đã có một số biểu hiện lạ, nhưng không được phát hiện kịp thời. Một tiếng sau, khi bé ngã vật xuống đất, toàn thân co giật mạnh, Trên đường đi cấp cứu, cậu bé 2 tuổi hầu như đã mất hẳn ý thức, tim bắt đầu đập chậm dần. Theo lời giải thích của các bác sĩ, bé trai đáng thương đã tử vong vì ngộ độc hạt bạch quả và không được cấp cứu kịp thời. Bạch quả thực ra là loại hạt dùng làm thuốc, tuy nhiên, rất nhiều gia đình ở Trung Quốc coi đây là một loại đồ ăn vặt. Bất cứ ai ăn quá liều lượng cũng sẽ gặp các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Người lớn, nếu ăn quá 15 hạt và trẻ em ăn 10 hạt mỗi ngày, chắc chắn sẽ dẫn đến các trạng thái ngộ độc cực mạnh, nguy hiểm đến tính mạng. |