Ngay cả khi bạn không hút thuốc, hít phải khói của người khác cũng có thể gây tử vong. Hàng triệu trẻ em đang hít phải khói thuốc thụ động trong chính căn nhà của mình. Hút thuốc thụ động có thể đặc biệt có hại cho sức khỏe của trẻ vì phổi của chúng vẫn còn đang phát triển.

Nếu cha mẹ hút thuốc xung quanh con cái hoặc trẻ tiếp xúc phải khói thuốc ở những nơi khác, thì hậu quả cũng vô cùng nguy hiểm. Để ngăn chặn điều này thì tốt nhất là cha nên bỏ hẳn thuốc lá.

1. Ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động đến trẻ sơ sinh:

Những tác hại khôn lường khi trẻ hút thuốc lá thụ động mà nhiều cha mẹ không mảy may để ý  - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh bị tiếp xúc với khói thuốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường.

Nếu mẹ hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá khi đang mang thai thì thai nhi cũng tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ bao gồm:

- Sẩy thai

- Sinh non

- Cân nặng khi sinh thấp hơn dự kiến (có thể có nghĩa là em bé kém khỏe mạnh)

- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

- Vấn đề học tập và rối loạn thiếu tập trung/ hiếu động thái quá (ADHD)

Tất cả phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh xa khói thuốc và hãy yêu cầu mọi người không được hút thuốc xung quanh mình.

2. Ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động đến trẻ em:

Đây là những căn bệnh mà trẻ sẽ phải đối mặt nếu hít phải khói thuốc lá quá nhiều:

- Nhiễm trùng tai

- Ho và cảm lạnh

- Các vấn đề về hô hấp, như viêm phế quản và viêm phổi

- Sâu răng

Những tác hại khôn lường khi trẻ hút thuốc lá thụ động mà nhiều cha mẹ không mảy may để ý  - Ảnh 2.

Việc hít phải khói thuốc khiến sức khỏe trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trẻ em hít phải khói thuốc thụ động hay bị thở khò khè và lâu khỏi nếu bị cảm lạnh. Ngoài ra hút thuốc lá thụ động còn gây ra các triệu chứng khác bao gồm nghẹt mũi, nhức đầu, đau họng, kích ứng mắt và khàn giọng.

Đặc biệt trẻ bị hen suyễn cực kì nhạy cảm với khói thuốc lá, vì khói thuốc có thể gây ra nhiều cơn hen hơn, dẫn đến tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

3. Ảnh hưởng lâu dài của việc hút thuốc lá thụ động:

Trẻ em lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng cũng hút thuốc theo, và chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tương tự như người lớn. Việc hút thuốc lá thụ động lâu dài có thể gây ra những hậu quả khôn lường này cho trẻ:

- Phổi phát triển kém

- Ung thư phổi

- Bệnh tim

- Đục thủy tinh thể (một bệnh về mắt)

4. Một số cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi việc hút thuốc lá thụ động:

- Đưa con rời khỏi những nơi được phép hút thuốc, ngay cả khi bạn không thấy có ai đang hút thuốc trong đó. Hóa chất từ khói thuốc sẽ lưu lại trên các bề mặt trong phòng đến tận vài ngày sau.

- Chọn một người giữ trẻ không hút thuốc, kể cả nếu họ có ra ngoài hút đi chăng nữa. Cân nhắc thay đổi người giữ trẻ để giữ một môi trường không khói thuốc cho con.

- Không hút thuốc trong xe, mở cửa sổ xe cũng không làm khói thuốc bay hết được, thậm chí nó còn thổi khói thuốc ngược trở lại vào mặt của những người ngồi ghế sau. Tương tự như vậy cha mẹ cũng không được hút thuốc trong nhà vì khói thuốc có thể bay đi khắp nơi.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá là ngày lễ do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá, từ đó để những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá được tổ chức vào 31/05 hàng năm. Chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá 2019 là "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi. Đồng thời qua thông điệp này WHO kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Nguồn: Children