Những tác nhân gây dị ứng có thể mang đến cho bạn cảm giác khó chịu, thậm chí gây ra vô số rắc rối trong sinh hoạt thường ngày. Điều khó chịu hơn cả là đôi khi những tác nhân này "ẩn nấp" khá kín đáo và bạn chỉ nhận ra khi chúng đã kịp phát huy tác hại của mình. Không ít người đã gặp phải tình huống dở khóc dở cười này.
May mắn thay, các chuyên gia y khoa đã thống kê được một số tác nhân gây dị ứng phổ biến trong đời sống thường ngày. Nếu mắc các chứng bệnh về hen suyễn hay dị ứng mãn tính, bạn nên tránh hạn chế tiếp xúc với các loại chất sau:
Những tác nhân gây dị ứng có thể mang đến cho bạn cảm giác khó chịu, thậm chí gây ra vô số rắc rối trong sinh hoạt thường ngày.
Mạt bụi
Nếu dị ứng với bụi, kẻ thù của bạn chính là mạt bụi. William Reisacher, Giám đốc Trung tâm y khoa Weill Cornell - Presbyterian có trụ sở tại NewYork cho biết, mạt bụi là loại sinh vật chủ yếu ăn những tế bào da chết, phát triển mạnh mẽ tại những nơi như chăn, màn, tủ quần áo... Chúng sở hữu kích thước rất nhỏ, vào khoảng 1/4 mm nên mắt thường không thể nhìn thấy được. Đây là tác nhân chủ yếu gây ra dị ứng, đặc biệt là dị ứng da bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy…
Dấu hiệu nhận thấy bạn có vấn đề với mạt bụi chính là tình trạng khó chịu và có những dấu hiệu dị ứng đặc trưng mỗi khi thức dậy vào sáng sớm hay bất cứ khi nào dành vài tiếng "nằm ườn" trên sofa hoặc lựa đồ trong tủ quần áo.
Nếu dị ứng với loại khuẩn này, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ nhà ở sạch sẽ. Thường xuyên lau dọn, vệ sinh cũng như loại bỏ những món đồ không cần thiết là cách hiệu quả nhất để giảm số lượng mạt bụi trong nhà.
Đặc biệt, khi giặt những món đồ chứa nhiều mạt bụi, bạn cần ngâm nước nóng và sấy thật khô trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc việc thay thế máy tạo độ ẩm bằng máy lọc không khí bởi độ ẩm cao sẽ kích thích khả năng sinh sản của loại sinh vật này.
Nếu dị ứng với bụi, kẻ thù của bạn chính là mạt bụi.
Lông chó mèo
Dị ứng lông thú vật là vấn đề của không ít người. Tuy vậy, cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với chó mèo không đồng nghĩa với việc bạn không thể nuôi chúng. Cliff Bassett, bác sĩ y khoa kiêm người sáng lập tổ chức Allergy and Asthma Care tại New York cho biết, dành riêng một khu vực nhất định cho thú cưng là cách hữu hiệu giúp bạn hạn chế tác động của tình trạng dị ứng này.
Các bộ lọc không khí cũng mang đến khá nhiều lợi ích trong trường hợp này khi sở hữu khả năng loại bỏ các tác nhân dị ứng lơ lửng trong không khí. Tuy vậy, khi thú cưng của bạn rụng lông quá nhiều và không chịu ngồi yên một chỗ, đồng thời chứng dị ứng của bạn cực kì nghiêm trọng, bạn sẽ phải cân nhắc lại sở thích này của mình.
Dị ứng lông thú vật là vấn đề của không ít người.
Gián
Không chỉ mang đến nỗi khiếp đảm cho nhiều người, loài vật xấu xí này còn là tác nhân gây dị ứng khá mạnh. Những khu vực ẩm thấp, tối tăm là nơi trú ẩn ưa thích của loài vật. này. Linda Anegawa, chuyên viên nghiên cứu tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health cho biết, kể cả khi chết, xác gián cũng lôi kéo những loại vi sinh vật khác đến và làm tình trạng dị ứng của bạn tồi tệ hơn.
Do đó, đừng nghĩ rằng xử trí loại vật này bằng bình xịt và mọi chuyện đã xong, bạn còn phải lo chuyện "hậu sự" của chúng một cách chu đáo để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây dị ứng. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hạn chế mang đồ ăn ra ngoài phòng ăn cũng là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế sự hoành hành của loài côn trùng này.
Không chỉ mang đến nỗi khiếp đảm cho nhiều người, loài vật xấu xí này còn là tác nhân gây dị ứng khá mạnh.
Ẩm mốc
Những khu vực ẩm ướt và tối là nơi phát triển lý tưởng của nấm mốc. Bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh hay tầng hầm đều là những nơi bạn có thể gặp rắc rối với tình trạng dị ứng của mình. Ngoài việc thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nơi ở, bạn cũng nên thường xuyên mở cửa sổ để đón nắng vào nhà, hạn chế ẩm mốc, đồng thời giữ không khí thoáng mát.
Phấn hoa
Với khả năng phát tán nhanh chóng trong không khí và bám dính mạnh mẽ trên quần áo, phấn hoa có thể dễ dàng theo về nhà và làm bạn khó chịu mỗi khi đứng gần giá treo quần áo. Tồi tệ hơn, nếu không thay đồ, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn dị ứng mà khó xác định được nguyên nhân.
Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe hô hấp Grossan Sinus, tốt hơn hết, hãy thay bỏ quần áo mỗi khi từ ngoài đường về nếu có tiền sử dị ứng. Ngoài ra, duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài và giặt quần áo thường xuyên cũng giúp bạn hạn chế đáng kể tình trạng này.
(Nguồn: Self)