Hàng loại tai nạn dưới nước xảy ra với trẻ nhỏ ngay tại trung tâm học bơi

Từ trước tới nay, cha mẹ luôn mong mỏi đưa con đến trung tâm học bơi để con biết bơi và tránh được các tai nạn có thể xảy ra liên quan đến môi trường nước. Tuy nhiên, ngay tại nơi được nhiều bố mẹ tin tưởng giao phó con em mình này, nơi luôn đông đúc người qua lại, vẫn có những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Và không chỉ là 1 vụ tai nạn, năm nào cũng vậy, cứ vào mùa hè, mùa bơi lội đến là lại xảy ra nhiều vụ tai nạn dưới nước thương tâm liên quan đến trẻ em ở ngay hồ bơi, bể bơi.

Mới đây nhất là vụ một bé trai 5 tuổi ở Hà Nội đã chết đuối thương tai ngay tại một bể bơi thuộc địa bàn quận Thanh Xuân Trung. Tai nạn xảy ra vào chiều 2/6 khi mẹ của hai bé trai sinh đôi 5 tuổi đưa các con đến đây để học bơi. Trong lúc người mẹ đang trao đổi với giáo viên về việc học bơi thì một trong hai bé đã lao xuống bể bơi chơi đùa và bị ngạt nước. Khi phát hiện ra, người dân đã đưa bé lên bờ và tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo nhưng bé trai đã tử vong trước đó.

Những tai nạn thương tâm khi trẻ đi học bơi và các nguyên tắc tối quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Bể bơi nơi xảy ra vụ đuối nước của bé trai 5 tuổi (Ảnh: Internet).

Trước đó, vào ngày 18/5 tại bể bơi tổng hợp thuộc phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, một bé trai 7 tuổi tên Nguyễn Mạnh C. đi bơi cùng anh trai và mẹ cũng đã tử vong ngay tại bể bơi vì đuối nước. Điều đáng nói là bé trai Mạnh C. đã biết bơi, em đang bơi tại bể bơi trẻ em thì chuyển sang khu vực dành cho người lớn và chới với khi nhảy xuống nước. Mặc dù đã được sơ cứu và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng em C đã tử vong sau đó.

Trước vụ việc này là một tai nạn khác xảy ra tại một trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào tối 17/5. Chị Zhang – mẹ của cậu bé gặp nạn cho biết chị vừa rời khỏi hồ bơi để đi mua sữa cho con thì tai nạn xảy ra. Theo những hình ảnh được camera an ninh ghi nhận lại cho thấy, một cậu bé 7 tháng tuổi cùng một đứa trẻ khác đang học bơi tại một cái bể bơi nhỏ trong trung tâm. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi chiếc phao đỡ cổ bất ngờ lật úp, khiến nửa thân trên của cậu bé chìm sâu trong nước. Trong lúc cậu bé vùng vẫy dưới nước, các nhân viên trông nom bể bơi đứng gần đó lại đang nhìn hướng khác. Cậu bé liên tục vùng vẫy để thoát ra và may mắn thay khi 46 giây sau, một nhân viên nữ phát hiện sự việc và vội vàng kéo bé từ dưới bể lên.

Tai nạn lật phao của cậu bé 7 tháng tuổi được camera an ninh ghi lại.

Những tai nạn thương tâm khi trẻ đi học bơi và các nguyên tắc tối quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Phao đỡ cổ bất ngờ bị lật khiến phần thân trên của bé chìm sâu xuống nước.

Mẹ bé chia sẻ thêm rằng thường đưa con đến trung tâm này học bơi mỗi ngày. Con trai chị có thói quen uống sữa sau mỗi lần học bơi. Vào hôm xảy ra sự việc, khi đang trông con chị đột nhiên nhớ ra nhà đã hết sữa, vì thế chị quyết định gửi con cho nhân viên để đi vào cửa hàng bên cạnh trung tâm mua sữa. Trước khi đi, chị đã dặn đi dặn lại nhân viên trông coi bể bơi là nhớ để mắt đến cậu bé. Nhưng: "Trong lúc tôi đang mua sữa thì một nhân viên của trung tâm ôm theo thằng bé chạy về phía tôi rồi nói với tôi rằng con trai tôi suýt nữa đã bị chết đuối. Khi nhìn thấy con trai, môi thằng bé đã tím tái và có một vài vết thương trên mặt", mẹ cậu kể lại.

Những tai nạn thương tâm khi trẻ đi học bơi và các nguyên tắc tối quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Tai nạn xảy ra khi nhân viên trông coi không nhìn về phía cậu bé.

Chị Zhang tin rằng những vết trầy xướt đó là do cậu bé đã cào trúng mặt trong lúc vùng vẫy cố thoát khỏi mặt nước. Cô và nữ nhân viên lập tức bế dốc đầu cậu bé xuống, vỗ lên lưng em để nước từ trong người chảy ra. Họ buộc phải gọi cấp cứu sau khi cậu bé khóc mãi không nín. Do xe cấp cứu đến muộn, cô quyết định chở con đến viện bằng xe máy để tiết kiệm thời gian. Theo đó, cậu bé có nguy cơ bị viêm phổi và vẫn đang ở khu chăm sóc tích cực của bệnh viện. Nhưng điều làm chị lo lắng hơn là những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra khi não cậu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài như thế.

Phòng tránh đuối nước cho trẻ - sự sát sao của bố mẹ vẫn cần đặt lên hàng đầu

Những vụ việc thương tâm mới xảy ra trong thời gian gần đây một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ tuyệt đối không bao giờ được lơ là khỏi con em mình dù chỉ một phút, đặc biệt là khi con ở gần các khu vực sông nước, ao hồ.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc nhất có thể xảy ra liên quan đến môi trường nước, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Những tai nạn thương tâm khi trẻ đi học bơi và các nguyên tắc tối quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 5.

Tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và chúng ta tuyệt đối không nên phó mặc sự an toàn của con mình cho phao bơi (Ảnh minh họa).

- Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc chiều dài cánh tay. Theo đó, người lớn luôn phải ở cách đứa trẻ chưa biết bơi khoảng cách bằng chiều dài một cánh tay, bất kể nơi chứa nước mà bạn và con đang ở trong đó là gì.

- Bố mẹ không nên tuyệt đối tin vào sự an toàn của các dụng cụ trợ nổi, trong đó có phao bơi đỡ cổ. Tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và chúng ta tuyệt đối không nên phó mặc sự an toàn của con mình cho phao bơi vì suy cho đến cùng, chúng cũng chỉ là dụng cụ hỗ trợ và các chuyên gia còn phân tích nó thường tạo ra cảm giác an toàn giả.

- Cha mẹ cần liên tục cảnh báo, nhắc nhở trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu hay khu vực bơi lội chỉ dành cho người lớn.

- Nhắc nhở trẻ tuân thủ mọi nguyên tắc tại bể bơi hay khu vui chơi dưới nước, tuyệt đối không tự ý xuống nước khi chưa có sự cho phép của người lớn hay đi lại ở những khu vực không được phép, ngay cả khi trẻ đã biết bơi.