Làm mẹ là điều tuyệt vời và thiêng liêng nhất đối với bất kì người phụ nữ nào. Cảm giác mang trong mình một thiên thần nhỏ luôn kỳ diệu và đáng nhớ. Thế nhưng, ngoài những điều tuyệt vời ấy, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là sự thay đổi đáng kể của cơ thể. Không chỉ có phần bụng ngày một to ra do sự lớn lên của em bé mà mẹ bầu còn có một loạt những thay đổi sau đây. 

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 8.

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều phải đối mặt với những cơn ốm nghén. Tuỳ từng cơ địa mà mẹ bầu có thể nghén nặng hoặc nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, hạn chế món ăn có mùi khó chịu, thường xuyên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức...

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 2.

Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là "một phần của thai kỳ". Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Khi bị đau lưng, mẹ nên chú ý đến tư thế đứng, ngồi và cách di chuyển: Mang loại giày có phần đế phù hợp; Lựa chọn đệm thoải mái khi nằm; Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng; Lựa chọn ghế ngồi thích hợp và chú ý tư thế ngủ.

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 10.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày là nguyên nhân sinh lý bình thường trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở các tháng cuối của thai. Thời điểm này, áp lực của tử cung lên bàng quang là rất lớn, tuần hoàn máu cũng tăng cao hơn bình thường rất nhiều do mẹ bị phù thũng, hay hormone thay đổi làm lưu lượng máu tăng. Vì sợ đi tiểu nhiều nên các mẹ có xu hướng uống ít nước lại hoặc nhịn tiểu. Đây là một thói quen không tốt. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng bổ sung nước trong ngày, hạn chế uống nhiều nước buổi tối để đỡ phải đi lại nhiều lần trong đêm.

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 3.

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn. Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Nếu bị táo bón cần, bà bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như: Uống nhiều nước hơn; Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng; Ngưng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng, Ăn nhiều trái cây, rau xanh; Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng...

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 4.

Thay đổi nội tiết tố cộng thêm thai nhi lớn dần khiến mẹ dễ mệt mỏi. Cảm giác nặng nề và trì trệ khiến mẹ dễ có những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp khắc phục trạng thái của mình nhé.

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 1.

Nếu trước khi mang thai đã bị các vấn đề răng miệng, thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai sẽ cao hơn nhiều. Do đó, phụ nữ cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai bằng cách luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt:

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 5.

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi mẹ tăng cân nhanh hơn so với mức co dãn của da. Vị trí mẹ thường bị rạn da nhiều là ở vùng bụng, ngực, mông, đùi hoặc bắp chân. Các vết rạn sẽ có màu tím, đỏ, hay trắng tùy vào cơ địa của từng người. Chúng sẽ chuyển thành màu xám, đen hoặc đỏ sau khi sinh.

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 6.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi, khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, đặc biệt là khi thai ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng góp phần gây ra hiện tượng mất ngủ khi mang thai:

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 7.

Sưng các khớp, phù tay phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện phù sớm từ tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 mang thai. Những mẹ bầu quá cân, tiểu đường hoặc ít vận động dễ có nguy cơ phù hơn. Khi bị phù tay chân dẫn đến khó di chuyển, đau đớn và mệt mỏi cho mẹ bầu. Nếu tình trạng phù nặng còn có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai.

Chùm ảnh hài hước: Mẹ bầu đừng sốc vì sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu - Ảnh 9.

Nhiều mẹ dở khóc dở cười khi mang thai đến tháng thứ 6, 7 là không thể tự cắt được móng chân, móng tay mà phải nhờ sự trợ giúp của chồng hoặc người thân. Đến giai đoạn này, mẹ hãy chủ động nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhé, điều này không chỉ giúp mẹ đỡ vất vả, cảm thấy hạnh phúc mà còn tăng sự gắn kết giữa mẹ bầu và các thành viên trong gia đình, em bé nhận được tình yêu thương sau khi chào đời.

Meta Content NỀN TẢNG HẠNH PHÚC là dự án đồng hành cùng các bậc cha mẹ Việt và toàn xã hội với mục đích tạo dựng môi trường hạnh phúc cho những đứa trẻ, góp phần tạo nên một thế hệ khoẻ mạnh và hạnh phúc. Một đứa trẻ nhận được đủ sự yêu thương và lớn lên trong môi trường hạnh phúc sẽ có khả năng xử lý cảm xúc, tư duy logic và đương đầu với khó khăn hơn là một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm.

Với dự án này, chúng tôi mong muốn được lan tỏa thông điệp "Đứa trẻ hạnh phúc là hạt nhân của một xã hội bền vững". Đây không chỉ là nhiệm vụ trực tiếp của bố mẹ mà cần sự đồng hành, chung tay của toàn xã hội.

Những thay đổi đột ngột của cơ thể khi mang thai - Ảnh 12.