Trái Đất của chúng ta là một hành tinh có từ trường rất lớn. Trong hàng tỷ năm, nó đã bảo vệ sự sống của Trái Đất khỏi sự tấn công của các tia vũ trụ năng lượng cao, bảo vệ bầu khí quyển quý giá của chúng ta khỏi gió mặt trời và bảo vệ sự sống của Trái Đất cũng như nền văn minh của loài người.

 - Ảnh 1.

Có từ trường thì chắc chắn sẽ có cực tử, năm 1831, các nhà khoa học lần đầu tiên xác nhận rằng cực từ bắc của Trái Đất nằm ở vùng Nunavut - lãnh thổ mới nhất, lớn nhất, và xa nhất về phía bắc của Canada.

Tuy nhiên, ngay sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cực từ phía bắc của Trái Đất dường như không ổn định và không chịu cố định ở một vị trí và có mức độ di chuyển trung bình khoảng 15km mỗi năm.

Tuy nhiên, vào những năm 1990, tốc độ trôi dạt của cực từ bắc lại đột ngột tăng lên. Từ năm 1990 đến 2005, tốc độ trôi đạt 60km mỗi năm, có thể nói là. Vào tháng 10 năm 2017, cực từ bắc đã vượt qua đường thay đổi ngày quốc tế và di chuyển từ tây bán cầu sang nam bán đông bán cầu rồi sau đó trôi dạt dần về phía nam.

Tốc độ di chuyển cực từ này quá nhanh nên đã khiến GPD bị thay đổi điều hướng và buộc các nhà khoa học phải tạo ra một mô hình địa từ thế giới mới để cung cấp cấp mọi thông tin từ dẫn lái máy bay cho đến hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên điện thoại thông minh.

Vậy tại sao cực địa từ thay đổi nhiều như vậy?

 - Ảnh 2.

Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Leeds ở Anh cho thấy điều này có thể được gây ra bởi những thay đổi lớn bên trong Trái Đất. Khi lõi của Trái Đất tỏa nhiệt ra bên ngoài, nó gây ra sự đối lưu của sắt nóng chảy trong lõi ngoài lỏng, và từ trường sinh ra do dòng xoáy cuộn của sắt lỏng trong phần ngoài của lõi Trái Đất. Do đó, những biến đổi của dòng chảy này có thể làm thay đổi vị trí của cực bắc. Tuy nhiên, tại vùng giao nhau giữa lớp lõi và lớp phủ của Trái Đát, hai dòng xoáy cuộn này luôn có sự "giằng co" lẫn nhau.

Điều này có nghĩa là nếu có mật độ không đồng đều ở phần lõi ngoài lỏng thì sẽ có thể gây ra những thay đổi trong cực từ.

Thông qua việc quét sóng địa chấn, các nhà khoa học xác định được rằng từ trường không bị gói gọn trong phần lõi mà có các dòng từ trường lọt ra bên ngoài vỏ Trái Đất. Và chính hai dòng từ nằm ở dưới Canada và Siberia là những chỗ mà các dòng từ trường trong lõi lọt ra ngoài.

Từ năm 1999 đến 2019, dòng từ bên dưới Canada ở Canada tiếp tục trải dài và phát triển theo hướng từ đông sang tây và chia thành hai dòng từ trường nhỏ hơn được kết nối với nhau, điều này được hình thành có thể là do sự thay đổi của của lõi Trái Đất trong giai đoạn giữa năm 1970 - 1999.

 - Ảnh 3.

Giáo sư Livermore cho biết nhóm nghiên cứu dự đoán rằng cực Bắc từ sẽ tiếp tục di chuyển về phía Siberia, nhưng việc dự báo cho tương lai cũng là rất khó và họ không thể khẳng định được.

Sự phân chia dòng từ trường này tại bên dưới Canada khiến cho từ trường của dòng từ này bị suy yếu, và dòng từ trường mạnh hơn có xu hướng bị kéo lại gần với Siberia, đồng thời điều này cũng khiến cho dòng từ trường bên dưới Siberia đang ngày càng trở nên mạnh hơn và kéo dần cực từ bắc về phía của nó.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng hai dòng từ trường lớn này vốn ở trạng thái cân bằng, nhưng chỉ cần tác động một vài thay đổi nhỏ thì vị trí của cực từ bắc có thể sẽ bị thay đổi và rất khó đẻ có thể dự đoán được cực từ bắc sẽ di chuyển tiếp theo như thế nào.

Trong 7000 năm qua, cực từ phía bắc đã di chuyển xung quanh Bắc Cực một cách rất hỗn loạn mà không theo một quy luật nào. Nó đã di chuyển đến Siberia 1300 năm trước Công nguyên và lại trôi dạt ở phía dưới Canada trong 400 năm qua.

 - Ảnh 4.

Việc dịch chuyển này của cực từ cho thấy hai hoặc đôi khi là ba dòng từ nằm sâu trong lòng đất đã ảnh hưởng đến vị trí của cực theo thời gian. Các dòng từ này đã làm cho cực từ bắc di chuyển khắp miền Bắc Canada trong suốt 400 năm qua. Nhưng trong 7.000 năm qua, cực từ bắc dường như chỉ chuyển động lung tung xung quanh cực Bắc địa lý. Theo mô hình máy tính, cực Bắc từ cũng đã dịch chuyển về phía Siberia vào năm 1.300 trước Công nguyên.

Nhưng các bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng sự thay đổi vị trí của cực từ này sẽ không có bất kỳ tác động nào đến sự sống trên Trái Đất. Ngay cả khi nó có di chuyển xa hơn đi nữa thì cũng không cần phải hoang mang vì điều này cũng đã từng diễn ra rất nhiều lần trước đây, chỉ có điều bên trong Trái Đất sẽ luôn bị thay đổi.