Đôi khi nguyên nhân gây rụng tóc không hề xa lạ mà chính là do thói quen xấu hàng ngày. Việc nắm được những thói quen gây rụng tóc sẽ giúp bạn tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả.
Gội đầu quá nhiều
Tần suất gội đầu quá dày khiến da đầu mất đi lớp dầu tự nhiên, tóc thiếu độ ẩm trở nên khô, gãy rụng nhiều. Chỉ nên gội 2 - 3 lần mỗi tuần để tóc sạch, khỏe và vẫn giữ được sự cân bằng dầu tự nhiên trên da đầu.
Ngoài việc do bạn để nước từ vòi sen xối thẳng vào đầu cũng khiến tóc bị ảnh hưởng. Khi gội, bạn dùng tay gãi hoặc vò tóc quá mạnh sẽ dẫn đến các sợi tóc bị đứt gãy.
Lau tóc sai cách
Lau tóc sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng. Mọi người thường lấy một chiếc khăn bất kỳ rồi chà xát mạnh để lấy hết nước trên tóc, hoặc xoắn tóc với khăn rồi cố định chặt ở đỉnh đầu, tuy nhiên đây là thói quen rất xấu.
Việc chà xát mạnh bằng khăn hoặc cuộn tóc thật chặt lên đỉnh đầu sau khi gội khiến chân tóc chịu nhiều áp lực, sợi tóc trở nên yếu mảnh hơn lâu dần sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc hàng loạt.
Cách tốt nhất là bạn dùng một chiếc khăn cotton có chất liệu mềm và thấm hút tốt, chấm lên tóc để lấy đi lượng nước thừa một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Buộc tóc chặt, lạm dụng phụ kiện
Thói quen buộc tóc quá chặt hay sử dụng các phụ kiện khiến cho các nang tóc gần gốc bị tổn thương, dẫn đến gãy rụng và thưa mỏng. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chứng rụng tóc do sử dụng lực kéo quá mạnh. Đây là tình trạng các nang lông suy yếu vĩnh viễn và kéo theo tóc không thể phát triển.
Gãi đầu quá mạnh
Dùng móng tay gãi đầu mạnh sẽ khiến da đầu bị tổn thương, mỏng đi, ảnh hưởng đến chân và khiến tóc dễ gãy rụng. Không những thế việc dùng tay gãi đầu cũng làm tăng tỷ lệ rụng tóc.
Do đó, thay vì dùng tay gãi da đầu quá mạnh hãy sử dụng những chiếc lược chuyên dụng khi gội đầu để bảo vệ tóc khỏi những tổn thương.
Để tóc ướt đi ngủ
Đây là thói quen gây rụng tóc hàng đầu. Vì khi tóc ướt sẽ tạo môi trường lý tưởng để các loại nấm, vi khuẩn, gàu hình thành và phát triển gây nhiễm trùng da dầu. Khi những nhân tố này gây tổn thương nang tóc khiến cho tóc dễ gãy rụng. Ngoài ra, đi ngủ khi tóc còn ướt cũng gây ra những bệnh nguy hiểm như đau đầu, cảm lạnh.
Thói quen nghịch tóc
Thói quen gây rụng tóc không thể không nhắc đến đó chính là nghịch tóc. Việc xoắn, chà xát hay kéo tóc mạnh có thể làm tăng nguy cơ gãy rụng tóc. Có thể những thói quen này không gây rụng tóc vĩnh viễn nhưng để bảo vệ da đầu và mái tóc của mình mọi người nên nhận thức tính nghiêm trọng của vấn đề và dừng hành động lại.
Sử dụng hóa chất, tạo kiểu thường xuyên
Các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc phá vỡ sắc tố và protein của tóc, tóc mất đi màu sắc tự nhiên và yếu hơn (mỏng, khô xơ). Nhuộm, tẩy tóc thường xuyên làm sợi tóc không kịp phục hồi, mất đi độ ẩm, dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, da đầu và các nang tóc liên tục tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, viêm nhiễm, đau rát, bong tróc da, cản trở quá trình mọc tóc.
Nhiệt độ quá cao của các dụng cụ uốn, tạo kiểu tóc cũng làm mất độ ẩm, khiến các sợi tóc giòn và khô. Khi sử dụng máy sấy nên hạn chế mức nhiệt cao, tốt nhất là để tóc khô tự nhiên.
Thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa
Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, thường xuyên nhịn ăn khiến cơ thể không có đủ lượng calo cần thiết. Khi đó, năng lượng thu được sẽ chuyển hoàn toàn đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể như tim, não, hệ hô hấp...
Lượng dinh dưỡng dành cho tóc và da đầu sụt giảm khiến tóc mỏng, xơ rối, gãy rụng nhiều và khó phục hồi, lâu dài dẫn đến hói đầu.
Thành phần chính của tóc là protein, do đó, để tóc mọc dày dặn, chắc khỏe, cần tăng cường bổ sung protein từ thịt, trứng, sữa, đậu, cá... Ngoài ra, nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây để tóc bóng mượt.
Cách chăm sóc mái tóc gãy rụng
- Sấy tóc đúng cách: Khi sấy tóc, hãy sử dụng nhiệt độ trung bình và luôn giữ khoảng cách an toàn giữa máy sấy và tóc. Sử dụng chế độ sấy lạnh sau khi đã loại bỏ phần lớn nước thừa từ tóc bằng khăn bông thấm nước. Điều này giúp giữ độ ẩm tự nhiên của tóc và tránh tình trạng tóc xơ xác.
- Chăm sóc từ bên trong: Một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc có thể giúp cải thiện tình trạng tóc xơ xác. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, omega-3, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày. Điều này giúp tóc trở nên mạnh mẽ và mềm mịn hơn.
- Chọn sản phẩm phù hợp: Khi chọn sản phẩm chăm sóc tóc, hãy tìm hiểu kỹ về thành phần và hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm gội và dầu xả chứa các chất dưỡng tóc như dầu argan, dầu oliu, hoặc provitamin B5 có thể giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công thức tự nhiên như ủ tóc bằng mật ong, bơ, hoặc dầu dừa để cải thiện tình trạng tóc xơ xác.
- Điều trị tóc đúng cách: Hãy định kỳ cắt tóc để loại bỏ phần tóc chết và tách tóc hỏng ra khỏi mái tóc khỏe mạnh. Điều này giúp tóc dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc và phục hồi sức sống.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả tình trạng tóc xơ xác. Hãy tìm cách quản lý căng thẳng, thư giãn và tạo điều kiện thuận lợi để tóc phục hồi.
(tổng hợp)