Hãy thay đổi những thói quen xấu để bắt đầu tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc là điều bạn cần phải làm.
1. Thường xuyên ngoáy tai
Khi có cảm giác ngứa tai, mọi người thường tìm cách thỏa mãn cơn ngứa bằng bông ngoáy tai, móc, đầu ngón tay hoặc bất cứ vật gì có thể. Đây là một thói quen xấu vì hành động này vô tình đẩy các chất bẩn vào sâu hơn trong tai hơn nữa còn có thể làm hỏng màng nhĩ.
Màng nhĩ là ranh giới ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài là nơi đón nhận bụi bặm và chất thải của tai hằng ngày. Theo cấu trúc tự nhiên, ống tai có lớp lông bảo vệ, tự cuốn bụi bặm và chất thải rồi đưa ra ngoài. Khi ngoáy tai, lớp lông bảo vệ bị rụng, da bị trầy sẽ làm tai mất khả năng tự “quét” bụi và tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, dẫn đến viêm tai.
2. Tùy tiện ngoáy mũi
Một số người có thói quen ngoáy mũi, thường dùng đầu ngón tay để lấy gỉ mũi. Như vậy sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, có hại cho sức khỏe.
Các mạch máu trong niêm mạc mũi rất nhiều, giao nhau tạo thành một mạng lưới. Khi niêm mạc mũi hoàn chỉnh, chức năng tự vệ sinh của nó rất mạnh, vi khuẩn khó mà xâm nhập. Lông mũi trong niêm mạc mũi có tác dụng cản trở bụi, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
Tay có rất nhiều vi khuẩn, khi ngoáy mũi dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, tàn phá lông mũi, vi khuẩn ở tay sẽ theo đó mà xâm nhập vào các cơ quan bên trọng, dẫn tới các triệu chứng như viêm lông mũi, đau, khô mũi, sốt, khó chịu…
Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể thông qua các mạch máu trên khuôn mặt mà xâm nhập vào hang xoang nội sọ, gây nhiễm trùng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đừng tùy tiện ngoáy mũi, nên thay đổi thói quen ngoáy mũi.
Nằm đọc sách có thể khiến não không ngừng phát ra thông tin, làm thay đổi đồng hồ sinh học. Ảnh minh họa
3. Nằm đọc sách
Nằm đọc sách sẽ làm tổn hại tới thị lực, đây là một sự thật rõ ràng. Tuy nhiên, tác hại của thói quen nằm đọc sách không chỉ dừng ở đó.
Một số nhà sinh lý học cho rằng: Giường là nơi để ngủ nghỉ, khi bạn nằm trên giường, diện tích cơ thể chịu lực hấp dẫn tăng lên, từ đó làm trì hoãn nhịp sinh học cơ thể. Tuy nhiên, nằm đọc sách có thể khiến não không ngừng phát ra thông tin, làm thay đổi đồng hồ sinh học. Theo thời gian, sẽ khiến nhịp sinh học mất đi sự cân bằng, dẫn tới các bệnh suy nhược thần kinh và tim mạch.
Một số người xem sách quá lâu, do nhịp sinh học mất đi sự cân bằng mà dẫn tới các triệu chứng như thần trí ngẩn ngơ, đầu óc mơ màng… lâu dần còn gây ra các bệnh như loãng xương và thiếu máu…
4. Đọc sách báo trên xe
Không ít người có sở thích đọc sách báo trên ô tô hay xe lửa. Tinh thần học hỏi kiến thức theo kiểu tranh thủ thời gian này thật đáng khen ngợi, nhưng xét về góc độ bảo vệ sức khỏe, việc làm này lại không đúng. Dù ngồi trên xe lửa hay xe hơi, do có nhiều người trên xe, ánh sáng không đủ, nếu xem sách quá lâu, chắc chắn mắt sẽ bị gánh nặng rất lớn, làm tổn hại tới sức khỏe đôi mắt.
Mặt khác, xe lắc lư bên này bên kia, khiến khoảng cách giữa mắt và sách báo thay đổi, chữ không ngừng biến động, thêm vào đó sự thay đổi liên tục của ánh sáng, muốn nhìn thấy chữ thì phải liên tục điều chỉnh tiêu cự, sẽ rất dễ khiến thần kinh thị giác bị mỏi, gây cận thị.
5. Đọc sách dưới ánh nắng mặt trời
Một số người thích đọc sách dưới ánh sáng mặt trời vào mùa đông hoặc tiết trời đẹp. Tưởng rằng vừa có thể tắm nắng, vừa tranh thủ học hành, đúng là một công đôi việc. Thực ra, cách làm này không đúng, đọc sách dưới ánh sáng mặt trời để ánh nắng chiếu trực tiếp vô cùng có hại cho mắt.
Trong ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím và tia hồng ngoại mà mắt thường không thể thấy, nếu mắt bị tia cực tím chiếu trực tiếp quá lâu sẽ làm tổn thương các tế bào nhãn cầu, khiến hai mắt bị đau nghiêm trọng, phải một vài ngày sau đó mới có thể trở lại bình thường.
Cho dù không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt, nhưng đọc sách dưới ánh nắng mặt trời, ánh sáng phản chiếu của giấy cũng quá mạnh, quá lóa làm cho mắt khó chịu. Lâu dần sẽ khiến tổn thương mắt.
Dưới đây là một số thói quen khá phổ biến có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.