Tránh Caffeine/Soda: Nếu bạn đang bị sỏi thận, hãy uống nhiều chất lỏng. Nhưng hãy nhớ hạn chế caffeine, bạn không nên uống nhiều hơn 2 ly (250-500 ml) cà phê, trà và đồ uống có gas trong một ngày. Quá nhiều caffein có thể có làm cho bạn bị mất nước.
Thực phẩm giàu natri: Khi bị sỏi thận nên hạn chế lượng muối ăn. Do đó, bạn nên tránh ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp, chúng chứa một lượng muối cao để bảo quản thực phẩm.
Các thực phẩm giàu chất đạm như thịt và cá nên được ăn vừa phải. Nhiều đạm trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi
Thực phẩm chứa chất béo: Chế độ ăn uống của bạn không nên có quá nhiều chất béo như pho mát. Bạn có thể uống sữa ít chất béo trong ăn sáng. Tránh thức ăn có hàm lượng chất béo cao, vì chất béo sẽ được dự trữ và làm tăng nguy cơ sỏi thận của bạn.
Thực phẩm giàu canxi: Những thực phẩm có chứa canxi và vitamin D cần được tránh nếu bạn bị sỏi thận. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc vitamin D vì chúng có thể gây hại cho cơ thể của bạn nếu bạn bị sỏi thận.
Thực phẩm giàu chất oxalate: Nếu sỏi thận của bạn là canxi oxalat, bạn sẽ cần phải tránh thức ăn có chứa oxalat. Chúng có nhiều trong trà, cà phê, củ cải đường, bí, khoai lang, rau chân vịt, cà chua, dâu tây ... Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn sôcôla, đậu hũ, quả hạch và bột sắn.
Rượu có thể gây ra nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nó chứa thành phần purine có thể gây ra sự hình thành axit uric. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu dẫn đến thiệt hại của chức năng thận.
Măng tây thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu do đó không nên ăn măng tây khi bị sỏi thận.
Theo Boldsky