Những thực phẩm 'nguy hiểm nhất hành tinh', cần đặc biệt chú ý khi ăn - Ảnh 1.

Cá nóc Nhật (Fugu)

Cá nóc Nhật (Fugu)

Cá nóc Nhật Fugu bị cấm ở Mỹ bởi nó là một trong những loại thực phẩm độc nhất trên thế giới. Nếu không được nấu chín, cá nóc có thể độc gấp 1.200 lần xyanua, một hợp chất cực độc.

Trong gan và nội tạng của cá nóc có chứa chất độc tetrodotoxin, đây là một loại chất độc mà chưa có thuốc giải. Đối với người Nhật, nhất là ở thành phố Shimonoseki thì cá nóc thành một món ăn tuyệt hảo. Cá nóc được người dân ở đây chế biến thành nhiều món ăn ngon như sashimi, chiên, luộc hay nấu với miso.

Ễnh ương khổng lồ - Namibia

Những con ễnh ương khổng lồ là món ăn quen thuộc ở quốc gia châu Phi này. Đây là món ngon chết người nên bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn thịt con vật này. Những kinh nghiệm của người dân ở đây là ăn thịt chúng khi chúng bước vào mùa sinh sản, chặt bỏ hết chân. Nếu không làm như vậy, chất độc có trong con vật này sẽ làm bạn bị suy thận, người dân địa phương gọi là Oshiketakata.

Bạch tuộc sống

Bạch tuộc là một trong những động vật thông minh nhất trên Trái đất, nó có bộ não khác trong hệ thống thần kinh. Những xúc tu (râu) vẫn hoạt động cho dù đã bị cắt rời.

Tại Hàn Quốc người ta có truyền thống ăn bạch tuộc sống. Người ta cắt nhỏ bạch tuộc, nhúng vào nước sốt đậu nành hoặc dầu vừng, thế là ăn. Con bạch tuộc chưa kịp chết đã bị đưa vào miệng, lúc này các xúc tu vẫn hoạt động, nó có thể bám vào cổ họng gây nghẹt thở.

Trung bình tại Hàn Quốc mỗi năm có 6 ca tử vong do ngạt thở vì ăn bạch tuộc sống. Thậm chí có những trường hợp xúc tu từ khoang miệng leo lên khoang mũi.

Ớt

Capsaicin là chất tạo ra vị cay của ớt. Ở hàm lượng ít, chất này có tác dụng khiến cho ớt có vị cay nóng. Tuy nhiên nếu ở dạng tinh khiết, nó có khả năng giết chết bất cứ ai nuốt phải. Capsaicin ở liều lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ruột, bao tử, hệ hô hấp và da. Nếu hấp thụ ít nhưng lâu dài sẽ làm cho hệ thần kinh chết dần, mất cảm giác về mùi vị.

Nấm hoang dã

Nấm hoang dã là thực phẩm nguy hiểm nhất trên thế giới. Nó có thể gây nôn mửa, và thậm chí có thể gây ra tử vong nếu ăn một số lượng lớn.

Phô mai chưa tiệt trùng

Phô mai được làm từ sữa thô (sữa không nguyên chất) do đó, nó có thể chứa tất cả các tác nhân gây bệnh và vi khuẩn có hại trong thực phẩm, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Các loại phô mai chưa tiệt trùng đã bị cấm ở Mỹ.

Pho mát thối

Trên đảo Sardinia, Italia, người địa phương hay ăn pho mát thối. Có lẽ vì là văn hóa ẩm thực truyền thống khó bỏ, dù mất vệ sinh.

Pho mát thối được chế biến từ sữa cừu. Trong quá trình lên men đã có nhiều ấu trùng ruồi sinh sống. Giòi và nước quả làm pho mát lên men nhanh hơn. Khi nó gần như nhão người ta sẽ ăn.

Hàng ngàn ấu trùng ruồi vẫn còn trong pho mát, thậm chí khi ăn pho mát còn bị ấu trùng nhảy từ đĩa thức ăn vào mặt. Để tránh cho mắt khỏi bị tổn thương, khi ăn pho mát người ta thường đeo kính để bảo vệ.

Quả Ackee

Đây là một loại quả giàu vitamin A và protein rất được người Jamaica ưa thích. Nhưng, bạn cần lưu ý khi ăn quả Ackee, phải ăn trước khi nó chín muồi, không được ăn hạt của nó hoặc để vỏ tiếp xúc với hạt. Trong hạt quả Ackee có một chất độc làm ngăn chặn quá trình sản sinh đường gluco, làm giảm lượng đường trong máu và có thể gây tử vong.

Đậu tằm

Đậu tằm sống có chứa các alkaloid vicine, isouramil và covicine là các loại enzyme khuyết thiếu, có thể gây ra thiếu máu tán huyết đối với những người bị thiếu chất G6PD trong hồng huyết cầu. Các triệu chứng có thể xảy ra gồm thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa,... Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân thiếu máu nặng sẽ dẫn đến tử vong.

Cà chua xanh

Trong cà chua xanh có chứa các chất alkaloid, cụ thể là solanine, một chất độc gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Nó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau rút dạ dày, đau đầu và chóng mặt. Ở hàm lượng lớn, solanine còn có thể gây tử vong. Khi chín, hàm lượng solanine có trong cà chua sẽ giảm dần và biến mất. Do đó chỉ nên ăn những quả cà chua đã chín đỏ, không nên sử dụng cà chua xanh để ăn hay chế biến các món ăn.

Sứa

Mặc dù đa số các loài sứa đều không có khả năng gây độc, tuy nhiên một số loài sứa lại chứa chất độc có khả năng gây chết người. Cụ thể như độc tố của loài sứa hộp có khả năng tấn công tim và hệ thần kinh, khiến tim ngừng đập chỉ trong vòng vài phút. Do đó, cần xem xét kỹ lưỡng nếu có ý định chế biến các món ăn có liên quan đến sứa.

Củ sắn (khoai mì)

Trong lá và củ sắn có chứa một lượng hydrogen xyanide (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt chứa 20 - 30 mg/kg củ tươi, các giống sắn đắng chứa 60 - 150 mg/kg củ tươi. Trong khi đó, 20 mg HCN sẽ gây ngộ độc cho một người lớn bình thường và cứ 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng sẽ gây chết người. 

Do đó trước khi ăn, sắn cần phải được lột vỏ, cắt đầu và đuôi vì đấy là những bộ phận chứa nhiều chất độc nhất. Sau đó ngâm củ sắn trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nồi khi luộc để chất độc tan ra và bay hơi theo nước. Tuyệt đối không ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm hoặc sắn có vị đắng vì đây là những loại có chứa rất nhiều chất độc.