Sưng và đau khớp, đi kèm với viêm họng, sốt cao
Nhiều cha mẹ chỉ nghĩ là sốt thông thường nên đưa con đến khám muộn, dẫn tới biến dạng khớp và các tổn thương ở tim, phổi, da, hệ thần kinh. Nếu bệnh biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng hoặc trở thành khớp mãn tính, khiến trẻ tàn phế suốt đời. Do đó, khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị ngay bằng các phác đồ khoa học.
Đau cột sống, cứng lưng, sốt cao, sụt cân
Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời thì toàn bộ cột sống không còn khả năng vận động, trẻ không đứng thẳng, không ngồi xổm được. Bệnh diễn biến kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, vóc dáng và tương lai của trẻ. Do đó khi thấy những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để giảm thiểu tổn thương cột sống, cải thiện chức năng và hình thái của trẻ.
Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển
Nếu bạn nghe thấy những âm thanh lục khục phát ra ở đầu gối, cổ, mắt cá chân, cổ tay hay hông của con khi bé di chuyển thì rất có thể đó là dấu hiệu viêm hoặc thoái hóa sụn khớp.
Sụn khớp đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương, nếu sụn bị thoái hóa sẽ tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra. Khi các bộ phận này tiếp xúc, chà xát với nhau sẽ gây đau và tạo ra âm thanh, đặc biệt là ở khớp đầu gối và khớp cổ. Nếu âm thanh phát ra to, trầm ở phần hông thì mẹ cần đưa con đi khám ngay vì nếu không được chẩn đoán kịp thời, trẻ bị trật khớp hông có thể phải chịu tàn tật suốt đời.
Dáng đi lệch, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng
Nguyên do có thể do bé phải đeo ba lô quá nặng, ngồi không đúng tư thế hoặc bàn ghế học tập không vừa tầm, khiến bé phải khom lưng hoặc ưỡn ngực, lâu dần khiến cột sống bị tổn thương, gù, vẹo, ảnh hưởng đến vóc dáng và chiều cao trong tương lai.
Tất cả các bệnh về xương khớp ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm chất lượng sống trong cả cuộc đời. Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ không đạt được khối lượng xương đỉnh cao nhất, do đó khung xương nhỏ và chiều cao khiêm tốn hơn bạn bè đồng lứa, vóc dáng cũng thiếu thẩm mỹ do cột sống bị tổn thương, ngực nhô lép, lưng gù, chân vòng kiềng…, dẫn tới tâm lý mặc cảm, tự ti. Đồng thời, do hệ xương khớp không khỏe mạnh nên trẻ sẽ vận động kém, thiếu sức bền, dễ gặp chấn thương khi tập thể thao hay va chạm. Khi trưởng thành, sức khỏe giảm sút, các chi tàn tật sẽ ảnh hưởng tới không chỉ sinh hoạt hàng ngày mà còn làm giảm cơ hội trong công việc, học tập. Khi về già, nguy cơ bị thoái hóa xương khớp và loãng xương càng tăng cao, làm suy giảm tuổi thọ.
Do đó, khi phát hiện các triệu chứng mắc bệnh xương khớp, cha mẹ phải đưa con đi khám càng sớm càng tốt để có phác đồ điệu trị hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là các bậc phụ huynh cần có ý thức chăm sóc sức khỏe xương khớp cho trẻ từ sớm, bổ sung cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Cần cung cấp đủ Canxi hàng ngày để cơ thể trẻ tự tổng hợp tế bào xương mới, bổ sung vitamin D3 và vitamin K2 (MK7) giúp tăng cường vận chuyển Canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai, ngăn ngừa loãng xương. Các chất khoáng như Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, Chondroitin,… cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và tăng cường thể dục thể thao, vận động ngoài trời sẽ giúp bé có một khung xương chắc khỏe và bền vững, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai.