Tháo túi ngực là điều không phụ nữ nào mong muốn khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Mọi người thường nhìn thấy mặt tốt đẹp của thẩm mỹ, nhưng sự thật có rất nhiều ca biến chứng muộn liên quan đến phẫu thuật nâng ngực cần phải tháo túi sớm nhất có thể. Dưới đây là chia sẻ của Ths.Bs Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về một số trường hợp cần tháo túi ngực.
Những trường hợp nào cần tháo túi ngực
1. Đã đặt túi nhám
Những chị em đã đặt túi ngực trên 5 năm cần kiểm tra các thông tin liên quan đến túi trước khi tháo túi ngực, bao gồm: Chất liệu, thương hiệu, kích thước túi, kiểm tra lâm sàng ngực ở tư thế đứng và tư thế nằm có cứng hay không? Hầu như phụ nữ đặt túi ngực trên 5 năm thường là túi Allergan, túi nhám sản xuất theo cơ chế đông muối, túi ngực không rõ nguồn gốc, túi độn không đạt chứng nhận an toàn từ các tổ chức khoa học và y khoa như FDA.
Đã có 2 báo cáo từ FDA về nguy cơ ung thư liên quan đến túi nhám, bao gồm: Dạng ung thư hiếm gặp được gọi là u lympho tế bào lớn không điển hình (BIA ALCL) và ung thư biểu mô tế bào vảy và các u lympho khác trong sẹo - vỏ bao xơ hình thành xung quanh túi ngực vào năm 2022.
2. Đã đặt túi nước biển
Qua nhiều ca phẫu thuật tháo túi ngực nước biển Ths.Bs Hồ Cao Vũ nhận thấy có hiện tượng vôi hóa ở vỏ túi ngực. Những ca ngực biến dạng, bao xơ co thắt độ 3,4 trong quá trình phẫu thuật tháo túi nước biển. Chính vì thế chị em nào đã đặt túi nước biển cần chụp MRI nhũ chuyên sâu và thăm khám nếu có bất thường và theo dõi định kỳ.
3. Vỡ túi ngực
Vỡ túi ngực có nhiều nguyên nhân như: Túi bị lão hóa khi đặt trên 10 năm cần tháo túi ngực; Các loại túi nhám, túi nước biển chưa được FDA công nhận; Thiết kế khoang đặt túi hẹp so với kích thước túi ngực, làm túi bị chèn ép tạo nên nếp gấp ở vỏ túi qua thời gian gây lão hóa gây vỡ túi; Co thắt bao xơ tạo áp lực lên túi gây co rút và vỡ túi; Bác sĩ thực hiện phẫu thuật thao tác thô bạo gây tổn thương vỏ túi…
Dấu hiện nhận biết vỡ túi ngực: Vỡ túi ngực thường âm thầm và không đau. Trường hợp rò rỉ: Những trường hợp túi rò rỉ chị em rất khó phát hiện, vì không có biểu hiện lâm sàng đau nhức hay thay đổi hình dạng, thông thường chỉ phát hiện qua. tái khám định kỳ bác sĩ có kinh nghiệm hoặc chụp MRI nhũ chuyên sâu (khác chụp MRI thông thường) nhìn thấy hình ảnh vị trí túi rò rỉ. Kết quả chụp MRI sẽ giúp bác sĩ lên phương pháp phẫu thuật tháo túi ngực.Trường hợp vỡ hoàn toàn: Khi chất gel chảy ra khỏi vỏ túi và nằm trong pocket làm ngực xẹp, biến dạng đổ nhiều hơn bình thường.
4. Thông khe
Ngực thông khe là một trong những biến chứng thường gặp nhưng rất ít chị em biết mình đang gặp tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu do kỹ thuật tạo khoang đặt túi của bác sĩ phẫu thuật nâng ngực. Mỗi người có một cấu trúc giải phẫu khác nhau và lồng ngực cũng tương tự, nếu bác sĩ thực hiện cố gắng tạo khoang ngực quá rộng hướng vào bên trong xương ức để đặt túi ngực sát nhau, việc đặt túi ngực quá lớn hoặc khách hàng mặc áo định hình ép quá mức vào bên trong để đạt khe mong muốn… sẽ dẫn đến biến chứng nâng ngực bị thông khe. Sửa ngực thông khe cần phẫu thuật tháo túi ngực, tạo hình lại khoang đặt túi phù hợp với cấu trúc giải phẫu.
5. Tụt túi
Hiện nay có rất nhiều trường hợp tụt túi ngực ở nhiều độ nhưng chỉ khi ngực chảy nhiều về bụng chị em mới nhận thấy bất thường. Một số nguyên nhân gây tụt túi ngực do kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật thiết kế khoang đặt túi không đúng với cấu trúc giải phẫu, mặt phẳng khoang không đúng, túi ngực đặt quá lớn và nặng.