Sau bữa ăn là thời điểm cơ thể khá nhạy cảm do cần có thời gian để xử lý và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Tắm ngay sau khi ăn
Khi tắm, nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ tăng cao hơn so với lúc dùng bữa. Để điều hòa thân nhiệt lúc này, cơ thể chúng ta sẽ cung cấp nhiệt cho da nhiều hơn bình thường. Điều này là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên tắm sau hơn 30 phút kể từ khi dùng bữa.
Ngủ
Nhân viên văn phòng thường có thói quen sau khi ăn sẽ đi ngủ ngay. Tuy nhiên, việc ngủ sau khi ăn sẽ làm quá trình tiêu hóa bị gián đoạn dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn… Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì ngủ ngay sau khi ăn thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ gây đột quỵ ở người lớn tuổi. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe, bạn nên ngủ sau khi ăn 1 tiếng.
Uống trà
Chúng ta vẫn thường có thói quen nhâm nhi một ly trà nóng sau khi dùng bữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chất polyphenol và tannin có trong trà gây ảnh hưởng đến việc chuyển hóa, ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất sắt. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người bị thiếu sắt nên tránh uống trà sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.
Tập thể dục
Khi tập thể dục, lượng máu của cơ thể sẽ dồn đến các cơ bắp để đảm bảo lượng oxy để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Việc này sẽ làm lượng máu dành cho hoạt động tiêu hóa giảm, làm ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu của cơ thể. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây, nên các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn mà còn làm tăng nguy cơ chấn thương, co giật.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá sau khi ăn sẽ làm tăng gần như gấp đôi tác hại của nicotin đối với sức khỏe. Không chỉ thế, hút thuốc lá còn hạn chế hấp thu các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, vitamin B, C… Vì thế, bạn nên hạn chế việc hút thuốc lá ngay sau khi ăn hoặc đợi ít nhất 30 phút nếu muốn hút thuốc.
Đọc sách
Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ đồng hồ sau khi ăn, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và tiếp nhận chất dinh dưỡng. Nếu đọc sách ngay trong thời điểm này, máu sẽ phải chia ra nhiều phần để cung cấp cho mắt. Từ đó, làm chậm hoạt động của dạ dày. Mặt khác, khi máu chia ra nhiều phần, không tập trung đủ lượng máu cần thiết cho bộ phận sẽ gây ra các bệnh cho từng bộ phận.
Tháo nịt bụng
Những khi ăn quá no, bạn thường tháo bỏ phần dây thắt lưng ra để bụng có thể được thở thoải mái. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen cực kì có hại.
Khi dạ dày đã được ăn no và trở nên nặng hơn, bạn tháo dây nịt sẽ tạo nên một lực khiến bụng bị phình ra, áp lực trong bụng hạ thấp xuống dẫn đến ảnh hưởng đến việc hỗ trợ đường tiêu hóa cũng như dây chằng làm các cơ quan tiêu hóa đẩy nhanh quá trình co bóp của mình. Điều này có thể dẫn đến xoắn ruột, nghẽn ruột và nghiêm trọng hơn có thể là thòng dạ dày.
Nhằm đảm bảo an toàn cho dạ dày, khi ăn nên chọn mặc những bộ đồ rộng thoải mái, tránh mặc đồ chật hoặc quần có dây nịt.
Uống nhiều nước
Khi thức ăn vào bụng, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa, nếu bạn uống nhiều nước sẽ khiến lượng axit bị pha loãng, thức ăn không được tiêu hóa triệt để gây triệu chứng đầy hơi, sình bụng, ợ nóng.
Ngoài ra, sau khi ăn no mà uống nhiều nước khiến dạ dày nặng nề hơn, cơ thể uể oải, mệt mỏi, gây táo bón. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày.
Bạn chỉ nên uống một ít để tráng miệng và có chút nước cho dễ tiêu.
Tráng miệng bằng trái cây
Thông thường sau mỗi bữa ăn, người Việt thường thích nhâm nhi vài miếng trái cây tráng miệng. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu cho biết, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ 1 đến 2 giờ đồng hồ mới tiêu hóa xong. Lúc này, dạ dày đang phải căng ra hết mức để chứa thức ăn. Nếu trong khoảng thời gian này, bạn lại tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, buộc dạ dày phải hoạt động mạnh hơn, lâu dần sẽ gây ra các cơn đau dạ dày. Một số loại trái cây có chứa vài loại axit, đường, fructose, glucose, tinh bột… Những chất này sẽ làm chậm quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, một số loại trái cây như nho, cam, quýt, lê… có chứa nhiều plavon. Các chất này sau khi vào dạ dày dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic. Đây là chất làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, lâu dài sẽ gây bệnh. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn trái cây sau khi dùng bữa từ 2 đến 3 giờ.
Đánh răng
Nếu đánh răng sau khi ăn một thời gian sẽ rất tốt cho răng của bạn nhưng nếu đánh ngay khi ăn xong là không tốt đâu nhé.
Răng chúng ta khi ăn là lúc yếu nhất, men răng không hoạt động mạnh. Ngay lúc này mà bạn đi đánh răng ngay sẽ gây tổn thương men răng, khiến răng yếu đi rất dễ bị buốt nếu uống nước lạnh. Không những vậy, nó còn khiến răng chúng ta dễ rụng hoặc nứt mẻ nữa đấy.
Để bảo đảm an toàn và giúp răng chắc khỏe, bạn chỉ nên đánh răng sau bữa ăn 45 đến 60 phút. Lúc này men răng đã hoạt động lại bình thường.