Trong sinh hoạt hằng ngày, có những thói quen vô hình trung làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, có thể bạn lại biết hoặc chưa hẳn biết hết những tác hại khôn lường của chúng vì chúng có thể làm hại cơ thể bạn.
1. Trang điểm “chồng chéo”
Đây chính là chỉ thói quen không tẩy sạch lớp phấn son cũ trước khi trang điểm lại. Rất nhiều chị em trang điểm không chỉ một lần duy nhất trong ngày. Song, ít ai chịu bỏ thêm chút thời gian để làm sạch gương mặt trước khi “dặm” thêm lớp phấn mới.
Nguy hại: Thật ra mỹ phẩm hóa trang chính là bước đầu tiên khiến cho làn da “tiếp nhận” những bụi bẩn, vi khuẩn từ ngoài vào, đặc biệt là với những người phải làm việc ở môi trường ngoài trời nhiều. Những chất bẩn bám vào lớp trang điểm, đồng thời cộng thêm mồ hôi, chất nhờn do da tiết ra nên mức độ ô nhiễm càng rộng hơn. Nếu không tẩy trang rồi mới trang điểm lại, những chất bẩn này sẽ trực tiếp bị “lấp” trên da khiến cho làn da không thể thở được, nếu thêm vào tác động từ bên ngoài thì chúng càng đi sâu vào lỗ chân long, gây kích thích cho da, có thể dẫn đến các hiện tượng như nổi nhiều mụn đầu đen, mụn cám…
Cách khắc phục: Bạn nên mang theo một lọ nước tẩy trang. Vật dụng này sẽ không chiếm quá nhiều không gian của bạn mà còn giúp ích cho làn da. Hãy làm sạch lớp phấn cũ trước khi trang điểm lại.
2. Dùng chung một thỏi son
Để thử một thỏi son mới, nhiều chị em hào hứng mỗi người thoa một chút để xem hiệu quả thế nào. Hành động này có thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nguy hại: Có câu “bệnh từ miệng mà ra”. Son tuy chỉ thoa bên ngoài môi nhưng có thể trong quá trình nói chuyện, uống ăn, các vi khẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể từ miệng. Tùy tiện dung chung son môi với người khác sẽ khiến bạn dễ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Cách khắc phục: Tốt nhất nên dùng son của riêng mình. Nếu người khác muốn dùng thỏi son của bạn, sau khi họ mượn dùng, bạn có thể gọt bỏ khoảng 2-3 mm đầu son rồi mới dùng tiếp.
3. Đeo tai nghe khi làm việc
Đeo tai nghe khi làm việc có thể tránh sự phiền nhiễu từ người xung quanh, thậm chí mở một chút nhạc với âm lượng nhỏ là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, cho dù bạn có đang nghe nhạc hay không thì hành vi này có thể ảnh hưởng cho sức khỏe của chính bạn đấy.
Nguy hại: Tai nghe đeo phía tai ngoài và âm thanh được truyền trực tiếp vào tai trong, kích thích thần kinh tai, thời gian dài có thể làm thính lực suy giảm nghiêm trọng.
Cách khắc phục: Nếu không có vấn đề gì lớn, bạn nên thay tai nghe bằng máy nghe nhạc. Nếu nhất thiết phải dùng tai nghe thì nên hạn chế chỉnh âm lượng quá cao. Ngoài ra, không nên dung chung tai nghe với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
4. Kén ăn
Không ít người bẩm sinh kén ăn từ nhỏ, hoặc chỉ vì muốn giữ vóc dáng mà kiên quyết từ chối nhiều loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
Nguy hại: Nếu không ăn uống đủ chất, bạn sẽ dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, gây nhiều bệnh tật và rất lâu bình phục.
Cách xử lý: Không phải cứ kén ăn là giữ được dáng chuẩn. Bạn nên có chế độ ăn uống thích hợp với đa dạng hóa thức ăn và ăn với liều lượng hợp lý.
(Nguồn: Familydoctor)