7 tháng mất 3 người con trong đó 2 người nghi nhiễm Whitmore

Gia đình chị Trần Thị Như Quỳnh sinh được 3 người con, 1 gái và 2 trai. Tuy nhiên chỉ trong vòng 7 tháng, cả 3 con của chị đã ra đi trong sự nỗi đau tột cùng của gia đình. Vào ngày 6/4, bé T.Q.T. (7 tuổi, con gái đầu, đang học lớp 1) lên cơn sốt cao, gia đình tự mua thuốc điều trị nhưng không có tiến triển. Đến chiều 8/4, bé T. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn điều trị. Ngày 9/4, bé tiếp tục được chuyển lên tuyến trên thì tử vong, được chẩn đoán do nhiễm khuẩn hoại tử đường ruột.

Tiếp đó, ngày 27/10, đến lượt bé T.C.V. (5 tuổi, con thứ 2 của gia đình anh C.) bị sốt cao 38,5 độ C, kèm đau bụng. Ngày hôm sau, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi T.Ư thăm khám và điều trị. Đến 21h ngày 31/10 bé T.C.V. tử vong tại bệnh viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhi được lấy mẫu máu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderiapseudomallei (gây ra bệnh Whitmore).

Ngày 10/11, bé T.Q.H. (hơn 1 tuổi, em út trong gia đình) tiếp tục có những biểu hiện tương tự anh chị mình, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị. Đến ngày 17/11, bé tử vong.

Ông nội của các bệnh nhân chia sẻ: "Trong gia đình từ trước đến nay không ai bị bệnh tật gì, đều khỏe mạnh, bố mẹ cháu làm công nhân bình thường. Vậy mà chỉ trong vòng 8 tháng, gia đình tôi mất liền 3 cháu, đều đi bệnh viện mà không trở về".

Chị Trần Thị Như Quỳnh chia sẻ: "Sự ra đi của ba cháu khiến gia đình rất sốc. Bản thân gia đình làm nông, hai vợ chồng công nhân, các cháu ở nhà với ông bà trông. Từ nhỏ đến 3 cháu chưa mắc phải bệnh lý gì đặc biệt chỉ ho sốt bình thường. Trước đó cháu gái đầu có bị ngã xe dẫn đến sớt sát ở mặt nhưng đã khỏi, cháu thứ hai mổ ruột thừa đã khỏi về nhà ăn uống, chạy nhảy bình thường. Cháu thứ ba hoàn toàn bình thường. Từ khi có biểu hiện sốt đến viện khám các bác sĩ nói các cháu sốt bình thường không chẩn đoán ra bệnh Whitmore. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, tình hình diễn biến bệnh của các cháu quá nhanh, các bác sĩ tích cực điều trị nhưng các cháu không qua khỏi".

Nỗi đau của gia đình mất 3 con trong 7 tháng, 2 con nhiễm bệnh Whitmore: Chuyên gia cho biết "chưa có bằng chứng khẳng định 2 cháu lây cho nhau" - Ảnh 1.

Chị Quỳnh xem lại hình ảnh của các con

Khi đến cấp cứu, trẻ vẫn tỉnh táo, sốt, thỉnh thoảng rét run

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, khi đến cấp cứu, trẻ vẫn tỉnh táo, sốt, thỉnh thoảng rét run, được chuyển thẳng vào khoa Điều trị tích cực. Sau khi được điều trị kháng sinh, tình trạng trẻ có cải thiện nhưng 3 – 4 ngày sau tái trở lại rồi chuyển nặng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong vào ngày 16/11 vừa qua.

Trong quá trình điều trị, kết quả cấy máu cho thấy trẻ dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Ngay sau đó phía Bệnh viện Nhi TƯ đã báo cáo ca bệnh với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội.

Nỗi đau của gia đình mất 3 con trong 7 tháng, 2 con nhiễm bệnh Whitmore: Chuyên gia cho biết "chưa có bằng chứng khẳng định 2 cháu lây cho nhau" - Ảnh 2.

TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết, cả 2 anh em bệnh nhân đều vào viện trong tình trạng sốt, tiêu chảy, dùng kháng sinh mạnh nhưng không đáp ứng.

Với bệnh Whitmore, vi khuẩn này khó gây bệnh ở trẻ khỏe bình thường, người lớn mạnh khỏe. Bệnh có nguy cơ cao ở những người miễn dịch kém, người bệnh đái tháo đường, có kèm sẵn các bệnh mãn tính... Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của hai anh em sau tử vong đều cho thấy dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho hay, hiện chưa có bằng chứng cho thấy hai bệnh nhân này lây nhau do vi khuẩn Whitmore. Whitmore là bệnh do loại vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập qua vết thương khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Biện pháp cơ bản để phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi tiếp cận nguồn ô nhiễm. Khi có biểu hiện bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám, điều trị.

Biện pháp phòng bệnh Whitmore

Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm cho hay, Whitmore là bệnh do loại vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập qua vết thương khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Biện pháp cơ bản để phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi tiếp cận nguồn ô nhiễm. Khi có biểu hiện bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám, điều trị.

Chiều ngày 18/11, đoàn cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội phối hợp Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Trạm Y tế xã Bắc Sơn đã đến giám sát dịch tễ tại gia đình có 2 trường hợp tử vong ghi do mắc Whitmore tại xã Bắc Sơn.

Đoàn giám sát đã điều tra dịch tễ sức khỏe của các thành viên trong gia đình và môi trường sống của gia đình như: Nguồn nước ăn và sinh hoạt; Khu vực chăn nuôi; những nơi mà trẻ thường tiếp xúc chơi và các hộ gia đình xung quanh…

Ngoài ra, đoàn công tác đã tuyên truyền, hướng dẫn cho người nhà và người dân về căn bệnh, để người dân tránh hoang mang. Tuyên truyền biện pháp vệ sinh, tiến hành các bước khử khuẩn, phòng tránh như vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi. Khi tiếp xúc với đất cần dùng trang bị bảo hộ.

Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh và điều trị bệnh Whitmore. Do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân cần chủ động thực hiện: Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất hoặc nước bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng;

Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch trước và ngay sau khi tiếp xúc; Khi có biểu hiện bệnh thì cần đến cơ sở y tế.

Xem đầy đủ thông tin về BỆNH WHITMORE "ĂN THỊT NGƯỜI" tại đây.