Người ta thường nói, đời người có 3 nỗi bất hạnh lớn nhất, đó là: Còn nhỏ mất mẹ hoặc cha, trung niên thì người phối ngẫu qua đời (chồng qua đời hoặc vợ qua đời) và về già mất con.

Sự bất hạnh này khiến người trong cuộc đau đớn như muốn chết đi sống lại. Và nếu như có thể lựa chọn, người còn sống sẵn sàng thay thế cho người đang "nằm im" kia.

Mới đây, một topic ngắn gọn được chia sẻ lên mạng xã hội nhưng đã khiến nhiều người rơi lệ. Theo đó, người phụ nữ trung niên đau đớn, bế tắc khi chứng kiến cảnh con gái mình quyết định kết thúc cuộc sống...

Con gái tôi tự tử, tôi phải làm sao?

Con gái tôi năm nay 19 tuổi, đã điều trị tích cực sau khi mắc bệnh trầm cảm nhưng cháu vẫn quyết định ra đi, tôi phải làm thế nào để sống phần đời còn lại đây?


Đã có rất nhiều người gửi lời động viên đến người mẹ này. Ai cũng mong cô sớm vượt qua nỗi đau mất mát người thân. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến đồng cảm với con gái của người mẹ. Họ đã thay người đã khuất gửi lời nhắn đến cô.

Khi con cái biết rằng mình không thể sống được nữa, thực ra điều mà họ lo lắng nhất là người thân họ

Người dùng ẩn danh: Ung thư dạ dày, giai đoạn cuối... Cháu rất muốn được sống, nhưng bác sĩ chẩn đoán rằng cháu sẽ không sống nổi qua một năm nữa.

Cháu đã nói với bố mẹ rằng nếu con không qua khỏi thì không cần phải sống thay cho con (thực ra cháu là người hiểu rõ nhất về tình trạng sức khỏe của mình và biết rằng mình không thể qua khỏi).

Cháu không muốn tiếp tục điều trị không chỉ là vì gia đình cháu không có điều kiện chữa trị, mà là vì cơ thể cháu đã bị tàn phá nặng nề vì phải hóa trị, có lẽ con gái cô cũng nghĩ như cháu vậy.

Nhưng cho dù vậy, chúng cháu vẫn mong cha mẹ, những người đã ban cho mình sinh mệnh này, có thể tiếp tục sống thật mạnh mẽ. Đối với trường hợp của cháu thì không phải là con muốn phụng dưỡng nhưng cha mẹ không còn, mà là hoàn cảnh "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh".

Cháu không thể tưởng tượng được việc sau này bố mẹ cháu già rồi, cầm tấm ảnh của cháu mà khóc ngất trên giường. Bây giờ cháu đang thể hiện mặt mạnh mẽ nhất của mình với họ, không phải cháu là người cứng rắn. Thực chất cháu rất sợ, cả cơ thể cháu đau đớn đến muốn chết quách đi. Cháu cực kỳ, cực kỳ muốn được nằm trong vòng tay của mẹ như lúc nhỏ mà khóc thật to.

Nhưng cháu không thể làm vậy, vì cháu sợ mẹ cháu không thể sống tiếp.

Khi cháu mới phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, mẹ cháu ngất xỉu, sau khi bà ấy tỉnh lại, cứ ôm cháu khóc mãi thôi. Đáng ra lúc đó người nên khóc là cháu mới phải.

Cháu cũng muốn được sống tiếp, cháu rất muốn được ăn uống thật tốt, nhưng giờ đến việc uống ngụm nước cũng thật khó khăn.

Cháu đã từng thử hỏi bố mẹ cháu điều gì sẽ xảy ra nếu cháu không sống tiếp được, họ nói với cháu rằng họ cũng không biết nữa. Sao bố mẹ lại không biết cơ chứ, con muốn nghe thấy rằng bố mẹ sẽ khóc, sẽ đau lòng trong vài năm, sau đó thì từ từ chữa lành vết thương lòng.

Bây giờ điều cháu sợ nhất là sau khi cháu đi rồi bố mẹ sẽ làm những điều dại dột.

Cô ơi, năm nay cháu 20 tuổi, cháu nghĩ tuổi của cháu và con gái cô không chênh nhau mấy. Cháu không biết được con gái cô đã cảm thấy thế nào khi cô ấy tự tử, nhưng cháu biết rằng, cô ấy chắc chắn không nỡ bỏ lại cha mẹ, không phải là vì cô ấy không yêu hai người, mà là vì yêu cô, mới lựa chọn ra đi. Cháu cũng đã từng muốn tự tử, nhưng cháu lại không thể bỏ lại bố mẹ cháu.

...

Những điều trên, cháu đã dùng điện thoại của mình viết được một hai tháng rồi. Cơ thể cháu ngày một yếu hơn, đầu óc cũng không tỉnh táo nổi. Bố mẹ cháu lúc nào cũng ở bên chăm sóc cháu, nhân lúc họ không chú ý, cháu viết ra những điều này.

Lần đầu tiên cháu nhìn thấy câu hỏi này, cháu không cảm thấy gì cả, khi đó không thể hiểu được, bây giờ thì không thể giúp gì cho cô. Cháu hi vọng cô tiếp tục sống tốt, là con cái, hi vọng cuối cùng của chúng cháu là mong bố mẹ có thể thoát ra khỏi nỗi đau này.

Cuối cùng, thực ra cháu không còn sức lực và năng lượng để viết tiếp nữa. Khi cháu đến bên kia, nếu có thể gặp được con gái cô, cháu sẽ nói với bạn ấy rằng, mẹ của bạn rất yêu bạn.

Cuối cùng của cuối cùng, cháu hi vọng cô có thể kiên cường sống tiếp.

...

Mọi người đừng lo lắng, tôi không ngờ có người đọc điều này, tôi thật sự không sao, người thực sự cần được an ủi là người thân của người đã mất. Người đau khổ không phải là tôi, mà là cô ấy - người đã mất đi người thân. Thứ lỗi cho tôi không thể trả lời bình luận, tôi đánh máy quá chậm, đây là lần cuối cùng rồi. Rất vui vì có thể gặp được mọi người, những người bạn mắc bệnh trầm cảm hãy mạnh mẽ lên nhé. Cô ơi, nhất định cô phải sống thật mạnh mẽ.

Không nói tạm biệt nữa nhé.

Nỗi đau của người mẹ phải tiễn kẻ "đầu xanh": Con gái tự tử rồi, tôi phải sống thế nào đây? - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Tiễn kẻ đầu xanh, nỗi đau không từ nào diễn tả được

Phong Nguyệt: Tôi từng xem 1 đoạn phim, trong đó có nói: Những đứa trẻ không có cha mẹ thì gọi là trẻ mồ côi, nhưng cha mẹ mất đi con cái lại không có từ nào để gọi, là vì nỗi đau mất con quá lớn, không có từ ngữ nào diễn tả được.

Cha mẹ hãy sống thật tốt, như vậy con mới có thể yên lòng ra đi!

Đinh Cẩm Tú: Mình cũng rất muốn ra đi để tự do nhưng sợ những người thân hận mình. Nên là mỗi tối đều mong sáng mai không tỉnh dậy nữa hoặc ai giết mình đi cũng được. Vậy người họ hận sẽ là người kia, số phận chứ không phải mình. Thế là ra đi thoải mái rồi.

Huỳnh Ngọc Thúy Vy: Vấn đề này mình cũng nghĩ tới rồi nên suy nghĩ của chủ bài viết mình có chút đồng cảm... Nếu như sau này không may mắc phải bệnh ung thư thì mình cũng sẽ giấu người thân cho đến giai đoạn cuối, vì mình hiểu cơ thể mình ra sao, tiếp nhận điều trị chỉ khiến thời gian sống của mình rút ngắn lại... đã đến cuối đời rồi trong khi vẫn chưa làm được gì cho họ mà lại khiến họ đau lòng thêm nên thôi cứ sống vui vẻ qua ngày cho đến ngày cuối cùng được sống.

Người từng trải qua: "Nếu mệt quá, nói lời chia tay đúng lúc cũng không có tội". Con gái mệt, đây là lựa chọn của cô ấy. Cô ơi, con đường của cô còn dài, và vì con gái, mong cô khỏe mạnh.

"Con gái tôi tự tử rồi, tôi phải sống thế nào đây?" - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoa)

Người tự tử không phải không coi trọng tình cảm của cha mẹ, mà là họ thực sự không thể vượt qua được những khó khăn này!

Người phụ nữ sắt: Cô ơi, con năm nay cũng bằng tuổi con gái cô rồi. Con đã từng bị trầm cảm trước đây, và nhiều người trong số những người được hỏi ở đây cũng vậy, vì vậy chúng ta có thể cảm thấy ít nhiều giống cô ấy.

Đối với chúng con, nếu chúng con bị bệnh, thì cái chết thực sự là một sự giải thoát hoàn toàn, thậm chí cho đến ngày nay, con thỉnh thoảng vẫn tự hỏi liệu chúng con có chết không. Và điều ngăn cản con làm những điều ngu ngốc, đó cũng là cha mẹ con. Con sợ họ đau lòng, sợ ông trời sẽ truyền lại nỗi đau cho họ khi con chết. Vì vậy con vừa sợ chết vừa không sợ chết.

Cô à, con gái cô đã chọn một con đường khác, không phải cô ấy chưa coi trọng tình cảm của cô mà là cô ấy thực sự không thể vượt qua được những khó khăn này, khó khăn tích tụ quá nhiều là một trở ngại không thể vượt qua.

Thực ra nói thêm cũng vô ích, cô có thể hiểu được những lời này sau khi suy nghĩ về chúng. Cô hỏi làm thế nào để sống tiếp? Làm con nhớ đến bức thư tuyệt mệnh được con viết khi tình trạng bệnh nặng nhất.

Con sợ bố mẹ sẽ buồn sau khi con mất, và con không biết phải làm sao. Nhìn bây giờ thật là trẻ con và ích kỷ, nhưng đây quả thực là suy nghĩ chân thật nhất trong lòng con. Con biết rằng quên không phải là điều dễ dàng, nhưng những gì nên quên thì hãy quên đi. Đừng để suy sụp và buồn bã ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Hãy làm điều gì đó có ý nghĩa để bản thân bận rộn hoặc nuôi dạy một đứa trẻ khác và tưởng nhớ người con đã mất.

Con muốn viết ra từ từ, mong góp chút kinh nghiệm và giúp ích cho những người bạn còn đang chiến đấu vì bản thân.

"Con gái tôi tự tử rồi, tôi phải sống thế nào đây?" - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Đừng tự trách bản thân vì đó chẳng phải lỗi của ai cả!

Xiaowey: Xin chào cô, con gái cô chỉ chọn con đường này sau 6 năm bệnh tật, và cháu tin rằng cô đã tiếp thêm sức mạnh cho bạn ấy trong suốt 6 năm dài. Nó giống như cô chạy với bạn ấy. Đó là một con đường dài, tăm tối và lạnh lẽo. Một bước chân như giẫm phải mảnh thủy tinh, nhưng cô kiên trì bên bạn ấy suốt 6 năm.

Vợ chồng cô đã tiếp thêm sức mạnh cho con gái. Cháu tin rằng bạn ấy cũng cảm nhận được điều đó. Chỉ là điều đó quá đau khổ. Bạn ấy đã chọn không bỏ chạy, nhưng bạn ấy không thể xóa bỏ gông cùm...

Thực tế, không nhiều bậc cha mẹ coi trọng bệnh trầm cảm của con. Nhưng nếu con cái họ có thể đi chữa trị kịp thời thì có thể người trầm cảm sẽ vượt qua được. Cháu tin rằng một người đã vật lộn để tồn tại suốt 6 năm cuối cùng đã chọn ra đi là vì cô ấy đã cố gắng hết sức. Cháu không muốn nói bất cứ điều gì và không đủ tư cách để nói bất cứ điều gì. Nhất là với tất cả các bạn đã cố gắng hết sức mình và kết quả cuối cùng giống như thế này!

Dù rất tiếc nhưng đó không phải lỗi của ai cả. Dù sáo rỗng nhưng hãy để mọi thứ cho thời gian. Từng miếng cơm manh áo phải được ăn no, từng ngày từng ngày trôi qua, cuộc sống cứ thế trôi qua. Mong rằng vợ chồng cô đừng quá trách móc bản thân, cuối cùng đặt chân vào con đường đầy mảnh thủy tinh.

Cô và chú đã cố gắng hết sức và làm rất tốt công việc của mình, thực sự là một người mẹ rơi vào hoàn cảnh này không ai có thể đứng vững. Nhưng cô đã rất nỗ lực để yêu thương bạn ấy, chữa trị kịp thời cho bạn ấy, đã ở bên bạn ấy 6 năm. Nếu có cơ hội được làm mẹ, xin đừng từ chối. Cô có thể nuôi dạy một đứa trẻ tốt. Con gái cô bị trầm cảm và đã mạnh mẽ được 6 năm, đó là một cô gái xuất sắc!

"Con gái tôi tự tử rồi, tôi phải sống thế nào đây?" - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Đừng coi thường bệnh trầm cảm!

Hồng Nhung: Trầm cảm - từ có vẻ đơn giản nhưng độ sát thương rất cao, có nhiều người không hiểu được. Trải qua rồi mới hiểu được, vượt qua được là cả 1 quá trình, cảm thấy may mắn vì bản thân cố gắng...

Lạc rang: Sợ nhất là các bệnh về tinh thần. Nó đau và gây cảm giác lạc lõng, trống rỗng cực lớn và để giải thoát khỏi nó cũng chẳng dễ.

Vô danh: Mình từng đọc đâu đó 200.000 người mỗi năm tự tử vì trầm cảm, nó còn quá ít nữa à? Mọi người đừng chủ quan, nếu có vấn đề về tinh thần hãy đi khám, điều trị nhé!

Dẫu biết rằng nỗi đau mất người thân, đặc biệt là người mẹ mất con rất lớn. Nhưng mong rằng người phụ nữ trong câu chuyện sẽ sớm ổn định tinh thần, tìm thấy niềm vui mới ở cuộc sống.

Thời gian sẽ là liều thuốc chữa lành vết thương hiệu quả nhất. Sau một thời gian nữa nỗi đau trong lòng người mẹ sẽ vơi bớt đi. Và có lẽ đây cũng là mong muốn của cô con gái khi quyết định rời xa cõi trần. Cái chết đối với cô gái không phải là sự kết thúc, nhưng nó mở cho cô một sự sống mới linh thiêng. Đó có lẽ cũng là hi vọng của cô khi quyết định khép lại cuộc sống này!

Nỗi đau của người mẹ có con gái tự tử và câu hỏi khiến bao người rơi nước mắt: Mất con rồi, tôi biết sống thế nào đây? - Ảnh 7.