Cách đây không lâu, một bài viết với tiêu đề "Chuyên gia của tập đoàn lớn không tìm được công việc" đã trở nên rất phổ biến.
Tác giả của bài viết tên là Vỹ, tốt nghiệp nghiên cứu sinh của một trường đại học nổi tiếng, là một chuyên gia của tập đoàn lớn, sở hữu mức lương hàng trăm triệu/tháng.
Ở tuổi 34, anh có thể xem là một nhân tài trong số những người bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, giữa năm ngoái, Vỹ không may nằm trong danh sách những nhân viên bị giảm tải.
Sau khi nhận được khoản bồi thường lớn, anh từng nghĩ rằng với kinh nghiệm là chuyên gia của một tập đoàn lớn, tìm một công việc có mức lương như mức lương cũ không phải chuyện khó khăn.
Nhưng anh không hề ngờ được rằng, nhiều tháng sau khi nghỉ việc, từ công ty lớn tới công ty nhỏ, tham gia hơn 30 cuộc phỏng vấn việc làm, nhưng tới tận bây giờ vẫn chưa chọn được offer lý tưởng.
Đáng sợ hơn so với việc không tìm được công việc, Vỹ bắt đầu tự hoài nghi bản thân: rốt cuộc là năng lực không đủ, hay thị trường việc làm yêu cầu quá cao?
Câu chuyện của Vỹ một lần nữa nhắc nhở chúng ta: bi kịch lớn nhất của đời người chính là xem công ty mà chúng ta làm việc là bản lĩnh của mình.
Người thực sự tài giỏi sẽ không ngừng rèn luyện "nội lực" ở những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ.
Trên thực tế, không có công ty hay doanh nghiệp nào mãi mãi ổn định, không ngừng phát triển, nâng cấp bản thân mới là con đường đúng đắn
Năm 2019, Vỹ vừa ra ngoài xin việc làm đã chọn được một công ty lớn với một vị trí kèm một mức lương cao khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trong công ty của họ, vị trí của Vỹ thuộc tốp nhân viên mức trung, nếu như Vỹ luôn duy trì năng lực cạnh tranh, anh hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này. Dù sau này nghỉ việc, tới những công ty nhỏ hơn, cũng hoàn toàn có thể trở thành leader.
Tất nhiên, nếu không may bị những hào quang và sự thỏa mãn trước mắt che mắt, hạ thấp yêu cầu với bản thân, sau cùng cũng vẫn có thể hoàn toàn mất đi tất cả.
Sau khi bị cho nghỉ việc, trong quá trình một lần nữa đi tìm việc làm, Vỹ mới bang hoàng nhận ra rằng, thì ra trong suốt 3 năm ở công ty cũ, bản thân không hề tiến bộ hơn. Trông thì có vẻ như rất bận rộn, nhưng phần lớn thời gian đều chỉ làm những việc rất nhỏ, kỹ thuật và năng lực hầu như đều chỉ dậm chân tại chỗ.
Ở một khía cạnh nào đó, dậm chân tại chỗ thực chất là thụt lùi trong cuộc đời.
Đặc biệt là trong những năm gần đây, có quá nhiều biến số về môi trường làm việc.
Sự tồn tại của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, không có ngành nào mãi mãi đi lên, cũng không có nền tảng nào có thể trở thành "bát cơm sắt" của bạn.
Tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là 2,5 năm, các công ty có giá trị thị trường hàng chục tỷ đồng có thể phá sản ngay lập tức, thậm chí một phó giáo sư tại một trường đại học top đầu cũng có thể bị sa thải trong một sớm một chiều.
Cuốn "Principles" có một câu nói rất hay như này: "Hoặc là tiến hóa, hoặc là chết."
Trong môi trường sống tương lai, bạn sẽ không chỉ phải cạnh tranh việc làm với con người mà còn phải cạnh tranh với cả máy móc. Nếu bạn không thể tạo ra giá trị độc đáo của riêng mình, bạn chỉ có thể bị đào thải một cách tàn nhẫn.
Đã đến lúc thức tỉnh, bất kể bạn đang ở trong ngành nào, bạn nên có cảm giác khủng hoảng và không ngừng cập nhật kiến thức, khả năng và tư duy của mình.
Suy cho cùng, hầu hết những người bình thường đều không phải là thiên tài, chỉ có tự thân vận động và không ngừng học hỏi, chúng ta mới có thể tích lũy được lợi thế cạnh tranh.
Một nhà khởi nghiệp từng nói một câu như này: "Mùa mưa mọc lá, mùa khô ra rễ."
Mỗi mùa, đều tiềm ẩn một cơ hội để trau dồi bản thân.
Một ngày nào đó, những điều nhỏ nhặt mà bạn đầu tư và phát triển cho chính mình, tại một thời điểm nào đó, sẽ được liên kết với nhau để tạo thành một giá trị cốt lõi ổn định trong cuộc đời của bạn.
Sự an toàn trong nghề nghiệp chỉ là sản phẩm phụ của năng lực cá nhân.
Tiến sĩ Wu Jun, một nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon, đã chia sẻ câu chuyện tìm việc sau khi tốt nghiệp của mình:
Năm 2001, anh tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins với bằng tiến sĩ, đúng lúc xảy ra sự kiện 11/9 ở Hoa Kỳ, tình hình việc làm đột nhiên trở nên rất nghiêm trọng. Công ty đã đưa ra lời mời trước đó đột nhiên nói rằng công ty không tuyển dụng nữa.
Anh không còn cách nào khác ngoài bị động chờ cơ hội.
Mãi cho đến khi một người bạn nói rằng có thể giới thiệu anh đến Google, ngay cả khi Google khi đó vẫn còn nhỏ, chưa được IPO, và dường như không có nhiều lợi thế hấp dẫn, anh vẫn đồng ý với lời đề nghị mới và bắt đầu sự nghiệp của mình.
Wu Jun chỉ đơn giản là dám nắm bắt được con bài mà số phận đưa cho anh ấy, sau đó chạy theo thời thế và đạt được một sự nghiệp đỉnh cao như hiện tại.
Trên thực tế, cuộc sống không bao giờ thiếu cơ hội, điều bạn thiếu chính là tầm nhìn để khám phá cơ hội và dũng khí để từ bỏ một số mục tiêu một cách có chiến lược.
Một triết gia đã từng nói:
"Nếu bạn không thể là đường lớn, hãy là một con đường nhỏ; nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao."
Gặp bài tốt thì cố gắng thắng, gặp bài xấu cũng đừng kiêu ngạo.
Trong giai đoạn đáy của cuộc đời, mù quáng bám vào đáp án khiến bạn hài lòng nhất nhất sẽ chỉ khiến bạn mất nhiều hơn được.
Trước khi núi tuyết sụp đổ, hãy hạ thấp kỳ vọng của bản thân và chọn những gì bạn có thể đạt được để ngăn chặn kịp thời sự mất mát.
Lời kết
Có một câu nói như này:
"Con người ta sống cả đời, ai cũng sẽ trải qua những năm tháng tốt xấu. Nhưng có quá nhiều người chìm đắm trong những năm tháng tốt đẹp, lầm tưởng rằng những năm tháng còn lại của cuộc đời mình đều là những năm tháng tốt đẹp."
Cho dù xuất phát điểm có cao đến đâu, nếu bạn không biết cách tiếp tục phát triển, cuối cùng người thua vẫn sẽ là bạn.
Cho dù xuất phát điểm thấp đến đâu, nếu bạn có thể nắm bắt cơ hội, bạn vẫn hoàn toàn có thể chủ động phá vỡ tình thế.
Thời gian luôn không ngừng gấp rút tiến về phía trước, thế giới đang thay đổi nhanh chóng và nó sẽ không bao giờ tỏ lòng thương xót với bất kỳ ai.
Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ để biến mình thành một món đồ quý giá và khan hiếm, bạn mới không bị thế giới bỏ rơi.