Điều khiến vua Gia Long "sợ hãi" nhất hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà "song táng" cùng Hoàng hậu!

Ca Ca,
Chia sẻ

Dù có "đau đầu" vì hậu cung thì vua Gia Long vẫn có một người phụ nữ gắn bó thắm thiết và mối tình sắt son suốt hàng chục năm trời.

Những câu chuyện tình yêu của bậc Đế Vương luôn mang đến nhiều điều thú vị. Thân phận khác, tính cách khác và những cuộc gặp gỡ khác lại cũng tạo nên sự đặc biệt của nó.

Điều khiến vua "sợ" nhất!

Vua Gia Long (tên húy Nguyễn Phúc Ánh) được biết đến là vị vua sáng lập ra triều Nguyễn. Ông là một võ tướng với cuộc đời thật nhiều thăng trầm. Và câu chuyện về tình yêu, hôn nhân của vị vua này cũng có nhiều điều thú vị.

Từng là một võ tướng nên vua Gia Long vô cùng mạnh mẽ thế nhưng ông cũng có những nỗi sợ mà khi nói ra, nhiều người đàn ông cũng lấy đó làm đồng cảm.

Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), một trong số những người Pháp đến Việt Nam giúp vua Gia Long chống lại nhà Tây Sơn. Ông cũng là một trong số ít những người Pháp ở lại Việt Nam làm quan và nhận được sự ưu ái của vua. Trong thời gian khi làm quan và sinh sống ở Việt Nam, vua Gia Long và ông khá thân thiết, hay trò chuyện cùng nhau.

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 1.

Những câu chuyện giữa Jean Baptiste Chaigneau và vua Gia Long đã được con trai của ông là Michel Đức Chaigneau viết lại rồi biên tập trong cuốn Hồi Ức Về Kinh Thành Huế Đầu Thế Kỷ XIX. Và trong số đó, có không ít lần vua nhắc đến "cơn đau đầu" vì hậu cung.

"Khanh tưởng rằng nhiệm vụ của trẫm hoàn thành khi ngẫu nhiên chúng ta làm chóng những công việc chính trị và hành chính hàng ngày rồi trẫm tìm sự nghỉ ngơi trong nội điện của trẫm ư? Hãy giác tỉnh lại.

Khanh sẽ không ngờ rằng cái gì đang đợi trẫm ở đây (ngài chỉ vào hậu cung của ngài) khi trẫm rời khỏi nơi đây. Ở đây trẫm được hài lòng vì trẫm được nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe trẫm, họ hiểu trẫm và khi cần họ vâng lệnh trẫm răm rắp.

Còn ở đằng kia, trẫm gặp phải một lũ quỷ sứ thật sự. Chúng cãi vã nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả chạy đến cầu xin trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả vì trẫm không biết ai nhường nhịn ai trong cơn giận dữ".

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 2.

Chân dung vua Gia Long.

Chỉ nghe thôi cũng đủ biết vua Gia Long thật sự khó xử với hậu cung vốn nhiều cung tần mỹ nữ. Ai cũng là vợ vua, ai cũng có đủ vấn đề và khi họ tranh cãi thì thật sự quá khó giải quyết.

Jean Baptiste Chaigneau có hỏi đến chuyện tại sao ông lại nạp nhiều "quỷ sứ" ở hậu cung đến thế thì ngay lập tức nhận về câu đáp chẳng thể nào hợp lý hơn:

"Ồ! Ông C. Nếu các quan đồng liêu của khanh nghe được điều mà khanh vừa mới nói ra đó, họ sẽ trở thành những kẻ thù vĩnh viễn của khanh, khanh không biết rằng các cung phi hầu hết đều là con gái của các quan ư?

Này, mặc dù số tuổi của trẫm đã đáng kể, nhưng không bao lâu nữa, một vị quan sẽ dâng hiến cho trẫm con gái của ông ta, trẫm không thể từ chối được. Vì nếu như thế, trẫm sẽ làm ông ta vô cùng đau đớn.

Ở đây chính là một vinh dự và một sự đắc ý đối với một ông quan có con gái được vào Hoàng cung, và đối với trẫm, đó là một sự đảm bảo chắc chắn nhất về lòng trung thành của ông ta.

Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn cả đàn ông".

Vậy mới nói, đâu phải người bình thường, đến vua cao cao tại thượng cũng nhiều lần hãi hùng với các bà vợ.

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 3.

Ảnh của vị quan Jean Baptiste Chaigneau.

Trong cuốn sách Xã Hội Việt Nam Qua Bút Ký Của Người Nước Ngoài cũng đề cập đến những cuộc nói chuyện vui của vua Gia Long và ông Chaigneau. 

Theo đó, ông thường nói vui rằng cai trị vương quốc của mình còn dễ hơn là quản lý một đội ngũ cung phi hùng hậu như thế. Thật là một lầm lẫm lớn khi nghĩ rằng ông được nghỉ ngơi ở hậu cung sau những giờ triều chính căng thẳng.

Khi có một quan lại người Pháp tâu với nhà vua: "Sẽ rất dễ dàng nếu Bệ hạ giảm thiểu sự bực bội của mình bằng cách giảm bớt số cung phi đi…", nhà vua chặn lại ngay: "Suỵt, nói nhỏ thôi, nói nhỏ thôi".

Có vợ là một niềm vui nhưng có quá nhiều vợ, họ thường xuyên tranh cãi nhau thì là một nỗi sợ hãi thật khó phai mờ. Thế nhưng trong cuộc đời mình, vua Gia Long cũng có một tấm chân tình thủy chung, son sắt với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 4.

Vua Gia Long cũng phải "đau đầu" vì chuyện hậu cung.

Mối tình son sắt của vua, đến khi băng hà thì song táng cạnh Hoàng hậu

Trong chính sử Đại Nam thực lục và Đại Nam liệt truyện đều ca ngợi đức hạnh của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan. Bà là con gái của Ngoại tả Chưởng dinh Tống Phước Khuông. Tống Thị Lan lớn lên xinh đẹp, nhẹ nhàng lại rất cẩn trọng, có phép tắc, lễ độ. Năm 18 tuổi, bà được vua hỏi cưới và lập làm Nguyên phi. Từ đó, bà đã phò tá vua, cùng đồng cam cộng khổ, giúp chồng làm nên nghiệp lớn.

Khi vua Gia Long bận rộn bôn tẩu ngược xuôi, bà đã chu toàn hết việc nhà, thậm chí tự tay dệt vải cho quân lính, giúp đỡ chồng.

Chính sử chép lại, năm 1783, vua Gia Long phải giao con là Hoàng tử Cảnh cho Giáo sĩ Bá Đa Lộc làm con tin, đưa thân quyến ra đảo Côn Lôn lánh nạn.

Khi chia tay vợ, vua đã chặt đôi một nén vàng rồi đưa cho Tống Thị Lan một nửa và dặn dò: "Phi hãy phụng dưỡng Quốc mẫu, chưa biết sau này gặp ở nơi nào và ngày nào, hãy giữ một nửa thoi vàng này làm tin".

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 5.

Ảnh vẽ của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Nhận vật làm tin, bà đã giữ gìn cẩn trọng bên cạnh mình. Cuộc chia ly ấy kéo dài đến 5 năm. Năm 1788, vua Gia Long lấy lại Gia Định, cho người ra Côn Lôn đón Tống Thị Lan về. Khi ấy, vua hỏi đến chuyện thỏi vàng, bà đã đưa ra trình lên khiến vua vô cùng vui mừng rồi nói:

"Vàng này còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp trong lúc nguy nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết".

Từ đó, bà luôn đi theo vua. Họ đã cùng nhau vào sinh ra tử, đồng cam cộng khổ với nhau. Cảm động trước sự đồng hành đó, vua Gia Long đã ghi lại trong sách phong Hậu rằng: "Ngày trước bôn ba, trẫm khó nhọc ở ngoài, hậu siêng năng ở trong, giúp nhau trong lúc gian nan, trải qua chỗ bằng chỗ hiểm. Cầu cúng hết kính, ngon ngọt thảo hiền, ơn cho con cháu, trạch đến quân nhung".

Năm 1806, sau khi xưng đế và đặt thụy hiệu cho Tống Thị Lan, vua Gia Long đã khắc ghi công lao của bà rằng: "Duyên trời kết hợp, cùng trẫm tu tề. Trong khi mây sấm tối tăm, gặp gió bụi hết lòng chống đỡ; giữa buổi biển trời khó nhọc, đã vì ta ra sức lo toan. Đất khách lạnh lùng, lòng vui hầu mẹ, ngày đêm không ngại, cố sức giúp ta".

Tình cảm sắt son bền bì của vua và hoàng hậu đã khiến nhiều người cảm động. Đặc biệt hơn nữa là những việc vua làm sau khi Hoàng hậu qua đời.

Nỗi sợ hãi "không ai thấu" của vua Gia Long hóa ra lại liên quan đến những nhân vật không ngờ và câu chuyện tình son sắt, khi băng hà thì "song táng" cùng Hoàng hậu! - Ảnh 6.

Lăng mộ của vua Gia Long và Hoàng hậu bây giờ.

Theo đó, năm 1814, Hoàng hậu băng hà, vua Gia Long vì quá tiếc thương nên quyết định mô phỏng lễ hợp lăng của người xưa mà xây dựng lăng phần: "Mặt trước rộng 150 trượng, 3 mặt tả hữu hậu đều rộng 100 trượng. Bốn mặt thành chính đều dài hơn 10 trượng. Chỗ chính huyệt đặt 2 cái quách đá".

Sau này, vua Gia Long băng hà cũng được an táng ở bên cạnh phần mộ của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Khi sinh thời, họ đã có tình cảm thắm thiết êm đẹp bên nhau. Lúc mất đi, vua vẫn muốn được trọn đời, trọn kiếp ở bên vợ mình.

Ngôi mộ song táng trong Thiên Thọ lăng như một lời khẳng định về tình yêu vĩnh cửu "sinh đồng sàng đồng kỉ, thác đồng quan đồng quách".

Nguồn: Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Châu bản triều Nguyễn

Chia sẻ