Thèm ăn đồ ngọt
Người ta thường muốn ăn đồ ngọt vào những lúc hormone vui vẻ (serotonin) bị rớt xuống mức trung bình - tức là khi bạn đang gặp những chuyện không vui. Khi bạn bị stress, hormone cortisol gây căng thẳng bị tăng lên cũng làm bạn lên cơn thèm đồ ngọt. Do đó cơ thể phản ứng lại bằng cách thèm đồ ngọt bởi thực phẩm giàu carb và đường sẽ tạo ra các hormone gây hưng phấn, tạo nên cảm giác vui vẻ.
Bạn cũng thèm ngọt khi đang đói hoặc mệt mỏi khiến cho lượng đường trong máu sút giảm. Đồ ngọt dễ tiêu hóa, chỉ cần một chút thôi, cơ thể nhanh chóng được tiếp năng lượng, sảng khoái ngay tức thì.
Ảnh: Internet
Lí do khác cho sự thèm này là do bạn bị nghiện đồ ngọt. Chất đường giúp giải phóng hormone dopamine điều chỉnh các hành vi, cảm xúc - cũng là loại hormone được tạo ra khi chúng ta yêu, hoặc nghiện ngập một thứ gì đó.
Thèm tinh bột
Bạn thèm tinh bột có thể là do bạn đang giảm cân, tự ép mình phải loại bỏ tinh bột khỏi chế độ ăn nên càng làm cho cơ thể bị "thèm khát" hơn.
Một lí do khác là cơ thể bạn đang bị thiếu trytophan - một loại axit amin có hai chức năng rất quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng.
Thèm thịt
Nếu như một cái hamburger cũng không thể làm bạn thỏa mãn, cơ thể bạn có thể thiếu vitamin B12, chất béo và sắt.
Thèm nước ngọt
Ảnh: Internet
Ngoài việc báo hiệu cơ thể đang thiếu đường và caffeine, đây cũng có thể là kết quả "rèn luyện" mỗi ngày của bạn, bởi bạn thường xuyên uống nước ngọt vào buổi chiều chẳng hạn. Như vậy đây không phải cơn thèm mà là một thói quen ăn uống không lành mạnh.
Thèm ăn vặt (các loại snack, khoai tây chiên...)
Bạn có lẽ đang bị stress rồi. Một trong những phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng là nghiến hai hàm lại với nhau, điều này có thể dẫn đến việc bạn phải cố tìm thứ gì đó để bỏ vào miệng nhai.
Thèm cà phê
Có thể cơ thể bạn đang bị mất nước. Ai cũng biết rằng bước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của cơ thể. Khi không có đủ nước, quá trình trao đổi chất bị chậm lại, làm bạn cảm giác ủ rũ, mệt mỏi, chậm chạp. Vì thế những lúc cơ thể ù lì như thế này, chúng ta thường tìm đến cà phê như một cách để bổ sung năng lượng nhanh nhất.
Thèm chocolate
Chúng ta thường tìm đến chocolate mỗi khi cảm thấy căng thẳng với lý do là chocolate là một chất kích thích mạnh giúp não tăng cường tiết ra các hormone tạo cảm giác hưng phấn như dopamine và serotonin.
Ảnh: Internet
Khi phụ nữ tới tháng, rất nhiều khoáng chất bị thiếu hụt, điển hình như magnesium, cũng gây ra cơn thèm chocolate để bổ sung chất này cho cơ thể.
Thèm ăn muối
Chẳng hạn như một chiếc bánh mặn, các loại đồ ăn nhiều muối, vị mặn. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cần được cấp nước khẩn trương. Trong các hoạt động thường ngày hoặc luyện tập, cơ thể sẽ bị mất muối (natri) do mồ hôi đổ ra. Muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học cho thấy muối cũng làm cho cơ thể sản sinh ra hormone dopamine vui vẻ, khiến cho bạn càng bị nghiện hơn các món ăn có vị mặn như thế.
Thèm ăn rau củ
Cơn thèm các loại rau củ tươi xanh có thể xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C hoặc bạn vừa có một bữa ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo nên thấy tội lỗi, trong tâm trí tự nhiên xuất hiện suy nghĩ phải ăn rau để thanh lọc lại cơ thể mình.
(Tổng hợp)