Trả lời báo chí về vấn đề này, phía Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cảnh báo: “Người dân vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe như thế nào. Đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn. Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Nếu như với ô nhiễm bụi đường bình thường thì dùng khẩu trang có thể ngăn chặn được, còn với ô nhiễm bụi mịn thì khẩu trang cũng vô ích, bụi chui sâu vào phổi, gây các bệnh về hô hấp, thậm chí ung thư”. Việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Ở Hà Nội, việc nhà cao tầng quá nhiều so với các địa phương khác nên đã dẫn tới hiện tượng này. Vì lý do đó sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao do khí thải độc hại từ động cơ và khu công nghiệp nên dễ gây ra mù quang hóa. |
Nông dân đốt đồng, cửa ngõ Hà Nội lại bị khói bụi rơm rạ bao phủ dày đặc
Nhiều ngày nay, tại các huyện ngoại thành Hà Nội vào mùa gặt. Đây cũng là lúc người dân đốt rơm rạ ngoài đồng khiến khói bụi bay mù mịt, gây nên tình trạng ô nhiễm cho những vùng lân cận xung quanh.
Khoảng 1 tuần trở lại đây, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội như: Hoài Đức, Mỹ Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Đông Anh.... người dân bắt đầu gặt lúa và đốt rơm rạ khiến không khí bị ô nhiễm trở nên mờ mịt. Ít ngày nay, khói rơm rạ cũng đã bắt đầu len lỏi vào trung tâm thành phố khiến sáng sớm và chiều tối thành phố chịu cảnh mờ ảo vì khói.
Khoang 1 tuần trở lại đây, tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đồng loạt tiến hành gặt lúa, sau đó người dân đã tiến hành đốt rơm rạ lấy tro làm phân bón nên gây nên tình trạng khói bụi mịt mù.
Ghi nhận của chúng tôi tại một cánh đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có đến 30-40 cột khói bốc lên nghi ngút như thế này vào lúc 17 giờ chiều.
Tại một cánh đồng khác các cột khói cũng đã chớm tàn, theo người dân thì nhiều năm nay rơm rạ sau khi gặt xong không còn được tận dụng làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu bò nên đã đốt ngay tại ruộng để làm phân bón cho lúa vụ sau.
Trao đổi với chúng tôi, chị Thành cho biết:"Giờ toàn nấu bằng bếp gas, còn trâu bò không nuôi nữa nên rơm rạ chỉ có cách là đốt đi chứ chẳng để làm gì cả".
Tại một cánh đồng khác thuộc huyện Phúc Thọ một cột khói cao đến cả chục mét.
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều nông dân đốt rơm rạ ngay sau khi tuốt xong lúa, rơm rạ còn tươi nên xảy ra hiện tượng khói vàng bốc lên nhiều hơn.
Những đống rơm rạ như thế này thường cháy trong vòng 1 giờ mới xong.
Theo ghi nhận của chúng tôi, khoảng 16-18 giờ hàng ngày người dân đốt nhiều nhất. Điều này đã khiến toàn bộ khu vực rộng lớn bị bủa vây bởi khói trắng. Một số người dễ bị kích ứng có hiện tượng ho hoặc mắt bị cay nhẹ.
Không chỉ đốt dưới ruộng mà những đống rơm rạ to đùng được đốt ngay trên đường giao thông.
Một người nông dân cho biết, nếu không đốt thì người dân chẳng biết làm gì với số lượng rơm rạ khổng lồ sau vụ gặt.
Nhưng cũng chính điều này đã khiến sự ô nhiễm không khí càng trở nên trầm trọng, đặc biệt khói rơm rạ bay vào phía nội thành khiến không khí thêm lúc chiều tối.
Đại lộ Thăng Long lúc 9 giờ sáng cũng mịt mù.
Sau khi tuốt lúa xong, rơm rạ được nông dân phơi từ 1-2 ngày là có thể đốt... Hoặc nhiều gia đình không cần phơi mà tiến hành đốt luôn khiến khói bốc lên nhiều gấp 2-3 lần so với thông thường.
Khói rơm rạ đốt nhiều bay vào nội thành khiến tòa nhà Lotte Đào Tấn chìm trong khói sương lúc 10 giờ sáng.