Chúng ta thường quen mồm, đại loại như, "thời trang là thứ phù phiếm". Vậy những con người làm thời trang có phù phiếm hay không? Khi đôi chân họ xỏ trên đôi giày cao gót, đôi môi họ tô đậm màu son thời thượng, tay họ lủng lẳng một chiếc túi hiệu thì thế sự xung quanh có chen lấn được vào tâm trí họ?
Cái thế sự ấy, người người nhà nhà đang ra rả. Nào là những bãi rác khổng lồ nhưng vẫn sinh sôi phát triển bên lề đô thị. Nào là một đại dương ngập tràn nhựa và một bầu trời mờ mờ lớp bụi mịn. Nào là những gia đình tan nát vì một người thân ra đi không trở về, và nào là kẻ giàu cũng khóc vì thiên la địa võng những ước vọng cho con cháu đời sau.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần những tiếng nói.
Và giờ đây, một trong những tiếng nói ấy đến từ Thủy Nguyễn – nhà thiết kế mà dân tình mặc định là một phần của cái sự phù phiếm xa hoa ấy, một người đàn bà "điên" với váy áo nhưng xem ra lại rất "tỉnh" giữa thế sự. Chị không chỉ vẽ nên sắc màu của gấm và lụa, mà còn đang cố tìm câu trả lời của những đứa nhỏ rằng: "Cô ơi, dòng sông mà sạch thì nó có màu gì?". Câu hỏi ấy, Thủy Nguyễn thú thực rằng chị vẫn còn đau đáu chưa nguôi…
Tất cả chỉ là một quy trình.
Dù đã làm được khá nhiều việc ở Việt Nam nhưng đối với Thủy ngần ấy vẫn chưa đủ chuyên nghiệp. 8 năm trôi qua và giờ là lúc để mình tìm cách hiểu rõ thế nào là một ngành công nghiệp thời trang thực thụ, thị trường nước ngoài ra làm sao và họ vận hành mọi thứ theo phương thức nào. Chung quy là Thủy muốn học hỏi nhiều hơn.
Chưa kể câu chuyện của Thủy không chỉ là thời trang đơn thuần mà còn gói ghém theo cả văn hóa Việt Nam. Vậy thì câu hỏi là ở một cái thị trường khổng lồ như muối bỏ biển thì chúng ta là ai? Làm được gì chăng? Họ có quan tâm hay không?
Thế nên đây là một bước từ tốn để tiến xa hơn trong khoản học tập, xem xem những gì chúng ta đang áp dụng ở trong nước đã đúng hay không, sửa chữa phần nào và phát triển tiếp ra sao.
Thủy đã từng đi xem nhiều show và cũng nhận ra cái "khác người" trong mình, xung quanh chẳng mấy ai gần gần giống mình. Thế nên Thủy nghĩ là không chỉ hiện tại mà trong tương lai, họ sẽ cần một phong cách như mình.
Màu sắc, câu chuyện và kỹ thuật thủ công là những điểm mà Thủy đã chắt lọc được. Bù lại thì cần học hỏi cách họ tổ chức các show diễn: ngăn nắp gọn gàng, dễ xem dễ nhìn. Họ làm ăn gãy gọn nhưng tính hiệu quả cao.
Thủy nghĩ là vẫn chưa.
Yếu tố đầu tiên là khách hàng vẫn chưa quen với thông điệp của mình đưa ra. Bề mặt thì có vẻ như nhiều hoạt động gây chú ý nhưng Thủy nhận thấy rằng hiệu ứng khách hàng về chất liệu khá kém, kỹ thuật cũng chưa đến đâu, may ra câu chuyện được đầu tư hơn chút đỉnh.
Chẳng nói đâu xa, các nhà thiết kế Thái Lan hiện đang rất mạnh ở những thị trường như vậy. Họ đi sâu vào cái biển cả bao la đó dễ cả chục năm rồi.
Đương nhiên nói thế không có nghĩa là mình không làm. Vẫn phải đi, vẫn phải học thôi.
Giả sử mình có muốn như thế thì cũng phải dựa trên những khuôn khổ nào, logic nào chứ. Đâu phải cứ đi New York về là giá tăng vèo một cái.
Trên phương diện kinh doanh thì thường cái phần trăm tăng lên là từ chi phí PR và marketing, gây nên sự ảnh hưởng đến mức giá lên kệ của sản phẩm.
Những gì mình làm độc lập thì cũng đã làm rồi, có sân chơi chung cũng tốt thôi.
Cơ bản chúng ta còn cần học tập lẫn nhau để cùng phát triển, sửa sai hay tạo dựng nên một câu chuyện. Cứ làm một mình thì xét khoản đi đường xa chắc chả đến đâu.
Mọi người luôn hỏi có gì mới không ở mỗi mùa Tuần lễ thời trang. Cái kỳ vọng đó của mọi người rất khác so với một Tuần lễ thời trang đơn thuần.
Tuần lễ thời trang sẽ mới nếu các nhà thiết kế có cái gì mới chứ bản thân nó vẫn y nguyên thôi. Mọi người nên tập trung vào nhà thiết kế, bộ sưu tập… vâng, hãy tập trung vào thời trang.
Sau cùng, đó không phải là lỗi của Tuần lễ thời trang mà là lỗi ở chúng ta.
Theo Thủy được biết thì ban tổ chức rất cởi mở đối với các gương mặt trẻ . Mỗi tội để làm một show có dễ gì đâu. Nào là tiền bạc, âm thanh ánh sáng, thuê người mẫu, dựng sân khấu… phần lớn các bạn trẻ mới chỉ tập trung vào quần áo nên chưa sẵn sàng để tạo dựng nên một câu chuyện.
Chả cứ thời trang mà ngành nào cũng thế. Ra trường thì các bạn cũng phải đầu quân vào một đơn vị nào đấy, làm bao nhiêu năm mới có kinh nghiệm để kiến tạo nên cái của riêng mình.
Thủy thấy là mọi người ở Việt Nam cứ… nghĩ ngược. Làm gì có chuyện cứ học xong là tằng tằng mở thương hiệu cá nhân ngay. Mọi thứ đều phải có quy trình. Ai cũng tiềm năng tiềm lực hết thì làm gì có ai kém!
Thủy xác định làm cổ trang thì tức là phải phục dựng lại đúng lịch sử, không có cách nào khác. Các bạn cần nghiên cứu rất kỹ, mặc dù Thủy biết ngay cả trong ghi chép lịch sử nước ta còn tiềm ẩn nhiều tranh cãi.
Một mặt khác, Thủy nhận thấy công chúng ngoài mồm thì cổ vũ sáng tạo nhưng trong đầu thì lại chẳng hề muốn cho người ta sáng tạo. Thế nên người làm phải rất sáng suốt chứ đừng "đẽo cày giữa đường", sáng tạo bao la biết thế nào cho đủ. Phải giải quyết được những câu hỏi: mọi người đang muốn gì hay cái thông điệp được đưa ra thế nào.
Với Thủy thì mấu chốt ở đây là kinh tế. Chúng ta không có nhiều tiền để làm phim như họ.
Cứ thử so sánh tích cực thế này nhé: phục trang họ làm tốn 100 triệu/bộ mà chúng ta chỉ mất 1 triệu/bộ, cũng có người thốt lên là chúng ta giỏi quá đi chứ! Đó chỉ là bề nổi thôi.
Đi sâu hơn một số yếu tố như chất liệu vải hay phụ liệu thì chúng ta đều đang phải nhập. Các loại vải xưa của Việt Nam hầu hết đã thất truyền. Chỉ khi nào Việt Nam có một tác phẩm cổ trang đích thực với số lượng trang phục lên đến cả trăm cả ngàn thì lúc ấy câu chuyện mới rẽ hướng.
Ai làm nghề gì cũng có cái khó của người ta. Đôi khi mình với họ không tìm được tiếng nói chung thì một phần cũng bởi chính mình chưa bao giờ đứng ở vị trí của họ. Bởi vậy đôi bên đều cần có sửa đổi để hiểu nhau hơn.
Chứ giờ thị trường nhanh quá, mọi người làm phim nhanh quá thì ban kiểm duyệt cũng cần có thời gian chứ chả nhẽ… chạy nhanh cùng. (cười)
Thành quả này không đếm được bằng con số hay bất kỳ thước đo nào.
Thời kỳ đầu mới khởi xướng dự án thì bọn Thủy chạy vạy các bên trường rất nhọc. Trường công mà, họ đều cần xét duyệt từ các ban các bộ đổ xuống. Làm được 1-2 trường thì họ công nhận là dự án này chả tuyên truyền cái gì đao to búa lớn, đơn giản là giữ gìn nguồn ngước. Cách thức tuyên truyền của bọn Thủy cũng chỉ là đi dạy vẽ và trò chuyện cùng em học sinh.
Bản thân bọn Thủy cũng học được rất nhiều từ các em. Khi mình truyền tải ý tưởng về bảo vệ nước sạch thì chính các em cũng đặt lại những câu hỏi vô cùng thú vị, tạo nên tương tác thật sự. Chẳng hạn như Thủy gặp tình huống một cậu bé vẽ tranh về chú cá 2 đầu. Vì sao cá lại 2 đầu? Vì ô nhiễm nguồn ngước??? Không chỉ các em mà ngay cả thầy cô giáo cũng như phụ huynh đều muốn tìm câu trả lời.
Sau cùng chúng ta đều có được những câu hỏi và nỗ lực để giải đáp chúng. Đó chính là thành quả.
Mọi người đang quy hết về tiền nên mới nghĩ thế.
Thế này vậy. Chẳng hạn ống hút nhựa hết 1 đồng, ống hút gạo hết 3 đồng. Với chi phí như thế thì chắc chỉ có tầng lớp thượng lưu mới chịu bỏ 3 đồng để bảo vệ môi trường đúng không? Tại sao chúng ta không nghĩ rằng thay vì loay hoay 1 đồng hay 3 đồng thì bỏ quách cái ống hút, cứ uống như bình thường cha sinh mẹ đẻ từ xưa đến nay? Đấy, tiết kiệm luôn cả 3 đồng. Vậy nên Thủy nghĩ vấn đề nằm ở quan điểm sống.
Người khá giả thì quen sống với máy lọc nước. Người bình dân thì sống cạnh bờ sông, tắm rửa nấu nướng với đi cầu tõm tại đấy. Chỉ cần người ta dừng các thói quen trên là đã tự bảo vệ được chính mình, đâu cần tốn tiền nhiêu khê làm gì? Những hành động nhỏ như vậy không hề lệ thuộc giàu – nghèo.
Và cũng cần nhớ rằng tuy người giàu quan tâm đến môi trường nhưng người nghèo mới là tầng lớp bị thiệt hại nặng nhất từ vấn đề này. Họ cần hành động nhiều hơn.
Ai cũng có cái đúng trên phương diện chính họ.
Cô bé Greta nêu một quan điểm đúng từ góc nhìn cô bé. Chính phủ các nước cũng có lý lẽ rất đúng trên cương vị của họ. Thủy không muốn phán xét gì thêm.
Cứ bàn luận bảo vệ môi trường từ những thứ vĩ mô thì Thủy nghĩ chúng ta khó mà làm cho nổi.
Chẳng hạn mới đây Thủy vỡ lẽ rằng cái ống hút giấy mang danh bảo vệ môi trường mà chúng ta đang dùng vẫn phải cán một lớp keo bằng nhựa để chống thấm. Chả nhẽ vì thế mà chúng ta vứt luôn nó để về với ống hút nhựa. Thế thì nói chuyện làm gì? (cười)
Mọi thứ cần từ từ. Giảm từ thứ nhiều-nhựa sang thứ ít-nhựa. Chưa kể phạm vi hiểu biết của mỗi người có hạn và chúng ta không thể nắm rõ kỹ thuật trong tất cả mọi ngành.
Thủy cũng nghĩ là như vậy.
Vài năm đổ lại đây Thủy có nghiên cứu và tìm hiểu các kỹ thuật mới. Trong một lần sang Nhật, Thủy thấy ở đó người ta chế tạo vải từ mạng nhện và nhuộm màu bằng bã trái cây thu mua từ các nhà hàng.
Thuy Design House cũng đang áp dụng những phương thức nhất định để trở nên "xanh" hơn. Chẳng hạn như mình tiết kiệm vải: lấy vải thừa để đóng thành nút hay băng đô, bông hoa. Xưa mình bỏ 10 phần rác thì nay hạn chế tối thiểu xuống còn 1. Thôi thì nỗ lực nhét vào đầu mỗi người là làm gì cũng tiết kiệm một tí thì cái công cuộc này đâm ra nhẹ đi.
Và chắc chắn các nhà sáng chế đang tìm tòi những nguyên liệu hay phụ liệu thân thiện hơn với môi trường mà vẫn mang tính thẩm mỹ cao. Có điều để các sáng chế ấy đến được với một nước nghèo như chúng ta thì hành trình còn lâu lắm.
Có hai cách: nhuộm màu tự nhiên (như tranh Đông Hồ) và nhuộm màu công nghiệp (màu in). Màu in tuy độc hại nhưng lại bền lâu và tươi hơn màu Đông Hồ.
Nếu các bạn theo dõi sát sao thì sẽ nhận thấy khoảng ba bộ sưu tập gần đây bên Thủy đã giảm lượng màu in rất nhiều, thay thế bằng thêu và đính kết.
Chính xác. Không thể nào cái gì mình cũng muốn được. Luôn có sự phân định rạch ròi giữa thời trang đại trà và thời trang cao cấp.
Thủy chỉ có thể tự tin rằng các khách hàng của mình là người quan tâm đến môi trường và hiểu vì sao chúng ta phải thay thế lối sản xuất cũ.
Đâu phải là tiền đáp ứng được tất thảy mọi thứ.
Thí dụ như ngày xưa bố mẹ không có tiền cũng vẫn sống thoải mái, nuôi dạy chúng mình tử tế. Ừ thì đúng là có nhiều tiền thì mức tiêu nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Câu chuyện về thiên chức làm mẹ càng không nằm ở đồng tiền.
Bởi ai có tiền hay không thì chúng ta vẫn phải chăm con như nhau, đến đêm con đòi bú thì vẫn phải thức dậy như nhau, có người giúp việc hay không thì thiên chức làm mẹ luôn bất biến.
Chung quy là đồng tiền sẽ dễ chịu hóa nhiều khoản nhưng riêng với phận sự người mẹ thì không ảnh hưởng mấy.
Bây giờ các bạn trẻ rất tự do trong suy nghĩ và thậm chí là biết nhiều hơn mình, đâu dễ có chuyện bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Tất cả những tiêu chí trên chỉ là mong muốn của bố mẹ nhằm tạo dựng tương lai cho con mình hạnh phúc thôi, cũng phải nghĩ ngược lại rằng đứa bé có cảm thấy thỏa mãn với điều đó hay không.
Logic của bậc phụ huynh là luôn muốn con cái sướng hơn mình, mỗi nhà mỗi kiểu.
Hầu hết các hoàn cảnh mà chúng ta tiếp nhận thông tin từ báo đài trong thời gian gần đây đều bắt nguồn từ cái khốn khó khổ sở. Ở hiện tại họ nghèo quá vất vả quá nên thành ra chỉ nghĩ đơn giản là sẵn sàng bỏ ra bao tiền để con mình sướng hơn, thậm chí bản thân chết đi cũng không tiếc. Những chuyện như vậy cứ tưởng trên phim mới có, ai ngờ ngoài đời thật chẳng thiếu.
Nhưng giá như họ nghĩ khác một chút, mở rộng tầm hiểu biết hơn một chút. Nào đâu cần ra hẳn nước ngoài, đi lên Hà Nội để lập nghiệp cũng được, cũng bớt khổ hơn chứ? Thôi thì xem như họ thiếu may mắn.
Ở nước ngoài tồn tại sự cạnh tranh rất lớn, đất chật người đông nên Thủy hiểu rằng có rất nhiều nhân tố tìm đến Việt Nam để sinh sống.
Nước chúng ta còn đang phát triển nên mảng nào cũng chào đón người tài. Hơn nữa khi qua đây, các bạn người nước ngoài như thoát được khỏi guồng máy của những con robot, được thể hiện bản thân nhiều hơn. Thời tiết cũng dễ chịu hơn hẳn chứ.
Còn về chuyện những người cuồng chân muốn đi thì tồn tại hai dạng: một là dạng tầm tầm mong thoát ly hẳn để đổi đời, hai là những người có nhiều tiền thì ưa kiểu bước chân xuất ngoại cũng để trở về. Ai ai cũng đang đi tìm hạnh phúc và họ sẽ di cư đến chốn mà họ cảm thấy ở đó được hạnh phúc, chẳng qua định nghĩa hạnh phúc trong tâm thức mỗi người khác nhau.
Nhiệm vụ của Thủy là trao cho các bé hành trang sống: nhạc có, họa có, cờ vua cũng có… mọi thứ tùy theo nội lực. Cái khổ nhất của các em bé là không biết mình muốn gì. Còn lại thì bé có muốn theo hay không đều không quan trọng, mấu chốt là khi đã theo đuổi mục tiêu thì phải đào thật sâu bới thật kỹ.
Đó là sức khỏe, hạnh phúc và hãy nỗ lực để làm người có ích cho xã hội.
Nhận thấy những sân chơi đang dần mất đi, những lấm bẩn vô tư của gia đình thiếu đi hứng khởi vì ô nhiễm không khí và nắng nóng ngột ngạt, OMO Matic đã quyết định thực hiện chiến dịch trồng cây mang trải nghiệm trở lại. OMO Matic đồng hành với các đối tác như Hội đồng Đội Trung Ương và tổ chức phi chính phủ Xanh Hà Nội mang đến chương trình Phủ Xanh Việt Nam trồng mới 30,000 cây xanh và trao tặng 10 sân chơi cho 10 tỉnh thành Việt Nam và trái tim xanh ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội.
Nhận thấy những sân chơi đang dần mất đi, những lấm bẩn vô tư của gia đình thiếu đi hứng khởi vì ô nhiễm không khí và nắng nóng ngột ngạt, OMO Matic đã quyết định thực hiện chiến dịch trồng cây mang trải nghiệm trở lại. OMO Matic đồng hành với các đối tác như Hội đồng Đội Trung Ương và tổ chức phi chính phủ Xanh Hà Nội mang đến chương trình Phủ Xanh Việt Nam trồng mới 30,000 cây xanh và trao tặng 10 sân chơi cho 10 tỉnh thành Việt Nam và trái tim xanh ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội.