Ngôi sao bi-a người Mỹ gốc Hàn Jeanette Lee (49 tuổi) được biết đến là một người vừa có tài năng vừa có nhan sắc nổi bật. Sau khi giành chức vô địch thế giới, cô đã nghỉ thi đấu một thời gian vì căn bệnh cột sống. Tuy nhiên gần đây cô còn bị phát hiện mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 4.

Nữ diễn viên người Mỹ gốc Hàn bị ung thư buồng trứng, chủ quan với các dấu hiệu giống hệt bệnh về đường tiêu hoá - Ảnh 1.

Jeanette Lee là ngôi sao bi-a nổi tiếng.

Người thân và bạn bè của Jeanette Lee đã trích lời chẩn đoán của bác sĩ: "Tình trạng của cô ấy chỉ có thể sống còn chưa đầy 1 năm nữa". Tin buồn này làm chấn động làng bi-a. Mặc dù tình trạng không mấy lạc quan nhưng cô vẫn dũng cảm đối mặt. Để kéo dài thời gian sống và có thời gian hơn với 3 cô con gái nhỏ, cô quyết định điều trị tích cực theo cách thông thường.

Nữ diễn viên người Mỹ gốc Hàn bị ung thư buồng trứng, chủ quan với các dấu hiệu giống hệt bệnh về đường tiêu hoá - Ảnh 2.

Ai cũng sốc khi nghe tin cô mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Liu Weimin, trưởng khoa Sản của Bệnh viện Đại học Y Đài Bắc trích dẫn số liệu thống kê tại bệnh viện và chỉ ra rằng, 20-30 năm trước, ung thư buồng trứng thường xảy ra ở phụ nữ trung niên trên 55 tuổi. Thế nhưng trong 15 năm qua, có tới 37,8% bệnh nhân dưới 40 tuổi.

Về vấn đề này, Liu Weimin cho rằng, nguyên nhân chính phải liên quan đến sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu xã hội, phụ nữ kết hôn muộn, tỷ lệ sinh sản thấp, không được nghỉ ngơi khi trứng rụng hàng tháng nên làm tăng nguy cơ ung thư.

Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng

Zheng Wenfang, trưởng khoa Sản của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan chỉ ra rằng, ngoài các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, một vấn đề khác là các dấu hiệu của ung thư buồng trứng tương tự như đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần, khiến người bệnh nghĩ rằng đó là vấn đề về hệ tiêu hóa nên làm chậm cơ hội khám chữa bệnh.

Thực tế, ung thư buồng trứng không phải là căn bệnh nguy hiểm dễ phát hiện ở phụ nữ. Bác sĩ Shen Yanjun thuộc Bệnh viện Quản lý sức khỏe Beitou Đài Loan nhận định, buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu và kích thước nhỏ. Các triệu chứng do đó dễ bị bỏ qua, khoảng 75% bệnh nhân khi được phát hiện đã ở giai đoạn 3 trở lên.

Nữ diễn viên người Mỹ gốc Hàn bị ung thư buồng trứng, chủ quan với các dấu hiệu giống hệt bệnh về đường tiêu hoá - Ảnh 3.

Bác sĩ trưởng Shen Yanjun nhắc nhở 6 nhóm phụ nữ sau có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao:

1. Phụ nữ sau 35 tuổi chưa mang thai hoặc hiếm muộn. Các yếu tố nội tiết và rụng trứng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

2. Phụ nữ có kinh sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), số lượng buồng trứng nhiều hơn người bình thường cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

3. Phụ nữ có tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư vú, buồng trứng, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn hẳn. Nhìn chung, xác suất ung thư buồng trứng ở phụ nữ là khoảng 1,4%, nếu có tiền sử gia đình thì xác suất sẽ tăng lên 3% đến 5%.

4. Phụ nữ béo phì, đặc biệt là những người thích ăn nhiều dầu mỡ sẽ dễ gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, dễ sinh ung thư vú và buồng trứng.

5. Phụ nữ lạm dụng bổ sung hormone sau mãn kinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ kích thích quá mức estrogen.

6. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao gấp 2-3 lần.

Jiang Kunjun, phó trưởng khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Minsheng, thành phố Đào Viên cho biết: "Trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng, những người có di truyền trong gia đình cần phải đặc biệt chú ý, không chỉ là gia đình có gen ung thư buồng trứng mà cả tiền sử gia đình". Ông giải thích rằng do ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư buồng trứng có chung một gen, nên việc mắc một trong hai bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc hai bệnh ung thư còn lại.

Điều trị ung thư buồng trứng như thế nào?

Tỷ lệ chữa khỏi của ung thư buồng trứng phụ thuộc vào việc phát hiện sớm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có thể đạt 80%, nhưng đối với giai đoạn 3 và 4 giảm xuống còn 25-30%.

Nữ diễn viên người Mỹ gốc Hàn bị ung thư buồng trứng, chủ quan với các dấu hiệu giống hệt bệnh về đường tiêu hoá - Ảnh 4.

Tỷ lệ chữa khỏi của ung thư buồng trứng phụ thuộc vào việc phát hiện sớm.

Theo thông tin trên trang web của Bệnh viện Đa khoa Cathay, mặc dù ung thư buồng trứng không phổ biến so với ung thư cổ tử cung, nhưng nó lại được xếp vào hàng những trường hợp tử vong do ung thư phụ khoa hàng đầu.

Việc phát hiện các triệu chứng sớm và hiệu quả chẩn đoán không thể so sánh được của việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, việc sờ nắn cần đợi đến khi khối u có kích thước trên 10cm rồi mới có thể sờ thấy khối u từ ổ bụng thì mới phát hiện được hầu hết đã ở giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong đương nhiên cao hơn. 

Theo EDH, Healthline