Nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng hơn khi biết những thông tin về bà chủ Hoàng Hường - người từng "nổ" công dụng nước súc miệng chẳng khác nào... thuốc đặc trị lại chính là người vừa lên tiếng "bóc phốt" một người phụ nữ khác bán thuốc giả.

Nước súc miệng giá trên trời, bán theo liệu trình như thuốc

Đáng nói, nước súc miệng Hoàng Hường Care Medic của vị "đại gia dược phẩm" này cũng được quảng cáo "nổ" không kém. Cụ thể, công dụng của nó được nữ đại gia ví như thuốc "điều trị các bệnh hôi miệng lâu năm, hôi từ kiếp trước sang kiếp này, thậm chí điều trị viêm lợi"... Những lời quảng cáo này được nói tràn lan trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Nữ "đại gia dược phẩm" vừa "bóc phốt" công nghệ biến cám gà thành thuốc: Từng quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng với giá... trên trời - Ảnh 1.

Trên Facebook bà Hường quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic như thuốc. (Ảnh chụp màn hình).

Nữ "đại gia dược phẩm" vừa "bóc phốt" công nghệ biến cám gà thành thuốc: Từng quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng với giá... trên trời - Ảnh 2.

Dù không phải là thuốc, nhưng nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic có giá gần 600 nghìn đồng/1 hộp/3 lọ 250ml.

Nữ "đại gia dược phẩm" vừa "bóc phốt" công nghệ biến cám gà thành thuốc: Từng quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng với giá... trên trời - Ảnh 3.

Chai nước súc miệng 500ml của một doanh nghiệp chỉ bán với giá 35 nghìn đồng/chai.

Đặc biệt, dù không được cấp phép là thuốc chữa bệnh nhưng nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic có giá bán lên gần 600 nghìn đồng/1 hộp/3 lọ 250ml. Trong khi, khảo sát thực tế trên thị trường, các loại nước súc miệng của nhiều doanh nghiệp khác chỉ có giá trung bình khoảng từ 18 - 150 nghìn đồng/chai, tùy thể tích.

Nữ "đại gia dược phẩm" vừa "bóc phốt" công nghệ biến cám gà thành thuốc: Từng quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng với giá... trên trời - Ảnh 4.

Sản phẩm này được bà Hoàng Thị Hường – Tổng GĐ công ty trực tiếp sử dụng trang Facebook đến khoảng 1,6 triệu người theo dõi và nhiều trang facebook khác để giới thiệu và “chốt đơn”.

Thự tế, nếu so sánh giữa mức giá của nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic với các sản phẩm nhãn hiệu khác trên thị trường, nhiều người tiêu dùng đều đánh giá sản phẩm nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic bán cao "ngất ngưởng".

Theo tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, theo thông tin đăng tải trên website https://hoanghuong.vn và một số kênh mua bán online như Shopee, Lazada, sản phẩm có giá lên tới 597 nghìn đồng/1 hộp/3 lọ.

Trước vấn đề này, dư luận đặt ra câu hỏi, nếu nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic đã bán cho hàng triệu khách như thông tin bà Hường quảng cáo trên mạng, có chăng Dược phẩm Hoàng Hường đã lợi dụng lòng tin khách hàng, thu về lợi nhuận rất khủng?

Nhiều người cho rằng, Cơ quan chức năng cần vào cuộc, kiểm tra hoạt động quảng cáo truyền thông và việc thổi phồng công dụng sản phẩm nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic, tránh trường hợp Dược phẩm Hoàng Hường không thành thật về công dụng sản phẩm nước súc miệng, họng Hoàng Hường Care Medic, để "tận thu"' người tiêu dùng.

Dấu hiệu vi phạm lĩnh vực quảng cáo ra sao?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Tùng - (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết trên báo chí, đơn vị quảng cáo sản phẩm nước súc miệng Hoàng Hường nổ công dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo được quy định tại Điều 11 của Luật quảng cáo năm 2012.

Cụ thể, tại Điều 11 xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo quy định: “(1) Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Không chỉ vậy, luật sư Hoàng Tùng còn nhấn mạnh việc tổ chức này còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 50 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo "Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc.

Nữ "đại gia dược phẩm" vừa "bóc phốt" công nghệ biến cám gà thành thuốc: Từng quảng cáo "nổ" công dụng nước súc miệng với giá... trên trời - Ảnh 5.

Bảng tự công bố sản phẩm nước súc miệng Hoàng Hường đăng tải trên Hệ thống công trực tuyến về Quản lý trang thiết bị y tế - (Bộ Y tế). Nguồn: Sức khỏe cộng đồng

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sản phẩm có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Ngoài hình phạt chính, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau:

"5. Biện pháp khắc phục hậu quả: b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này."

Luật sư Hoàng Tùng đánh giá, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên người tiêu dùng thường chuyển thói quen tiêu dùng từ trực tiếp sang tìm mua các sản phẩm được bán trên các kênh thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến như livestream trên các mạng xã hội. Một trong các mặt hàng được quan tâm nhiều hiện nay là thuốc, thực phẩm chức năng và các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác.

Đặc biệt, người tiêu dùng online thường bị thu hút bởi những sản phẩm mẫu mã đẹp, được quảng cáo có nhiều công dụng, hiệu quả cao mà chưa kiểm chứng thông tin. Qua đó, không ít người tiêu dùng có thể đã mua phải những sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không đúng với quảng cáo, thậm chí khi sử dụng còn gây nguy hiểm tới sức khỏe.

"Người tiêu dùng cần thận trọng và kiểm chứng các thông tin sản phẩm được quảng cáo, không nên tin vào những lời chào hàng, quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm, nên lựa chọn các mặt hàng có thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được Nhà nước cấp phép lưu hành và các cơ quan, tổ chức chuyên môn chứng nhận chất lượng và công dụng", luật sư Hoàng Tùng khuyến cáo.