Mai Nhất Phàm, nữ sinh Nhật Bản 25 tuổi đang du học tại Trung Quốc, được bạn bè phát hiện và can ngăn kịp thời khi tự tử năm ngoái. Tuy nhiên, vào ngày 16/2/2021 (tức mùng 5 Tết), cô đã đã kết thúc cuộc đời mình ở Nhật Bản.

"Cuối cùng, tôi muốn nói rằng cái chết không phải là một điều xấu, ít nhất là không phải đối với tôi. Cuối cùng, tôi đã được giải thoát và thực sự hạnh phúc ... Tôi sẽ đi ngay bây giờ, tạm biệt".

Trước khi tự tử, Mai Nhất Phàm đã để lại một bức thư tuyệt mệnh dài hơn 4.000 chữ, ghi lại hành trình tinh thần bị "tra tấn" của chính mình và nói rõ lý do tự tử. Đồng thời, cô gửi lời từ biệt thế giới. Cô ví cuộc đời mình như một trò chơi, và bây giờ cô ấy chán chơi: "Tôi chán chơi và muốn đăng xuất khỏi tài khoản của mình".

Nữ sinh 25 tuổi kết thúc cuộc đời sau lễ hội mùa xuân, bức thư 4000 chữ để lại hé lộ nguyên nhân từ cách giáo dục của gia đình nhưng câu nói của bác sĩ mới khiến ai nấy đều phẫn nộ  - Ảnh 1.

Mai Nhất Phàm.

Ngoài ra, một câu ngắn nhưng đầy hàm ý trong bức thư tuyệt mệnh của nữ sinh này cũng khiến người ta chú ý: Vấn đề gốc rễ của tôi nằm ở gia đình tôi, và cách duy nhất để giải quyết nó là rời khỏi gia đình, tôi khá may mắn đã ra nước ngoài sớm. Nếu năm đó không đi du học thì có lẽ tôi từ biệt thế giới lâu rồi.

Mai Nhất Phàm thuộc thế hệ thứ hai giàu có, nhưng chính sự quản lý ngột ngạt của gia đình đã khiến cô cầu xin được đi du học. Mặc dù không có người thân ở nước ngoài và môi trường sống xa lạ nhưng cô ấy tự do và có thể tự quyết định mọi thứ.

Nhưng sau khi tưởng chừng tự do, nữ sinh này vẫn đối diện với những khoảng trống tinh thần. Cô buồn bã phát hiện ra rằng ảnh hưởng của gia đình đã ăn sâu vào xương tủy mình. Chỉ bằng cách tự kết liễu cuộc đời, cô mới có thể "phá hủy" hoàn toàn sự kiểm soát của cha mẹ.

Không phải người nhà không biết Nhất Phàm từng có ý định tự tử, trước khi đi du học, Nhất Phàm được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng, nhưng bác sĩ chỉ kê cho cô rất nhiều thuốc mà không có biện pháp can thiệp nào khác. Cô cũng viết trong thư tuyệt mệnh cho biết mình uống bao nhiêu loại thuốc vẫn vô dụng.

Nữ sinh 25 tuổi kết thúc cuộc đời sau lễ hội mùa xuân, bức thư 4000 chữ để lại hé lộ nguyên nhân từ cách giáo dục của gia đình nhưng câu nói của bác sĩ mới khiến ai nấy đều phẫn nộ  - Ảnh 2.

Mai Nhất Phàm thuộc thế hệ thứ hai giàu có.

Sau đó, cô đến khám tại một bệnh viện tâm thần ở Nhật Bản thì bác sĩ nói rằng thuốc vô tác dụng với cô, vì Nhất Phàm trầm cảm không phải là một hiện tượng bệnh lý mà đã có từ lâu. Thậm chí bác sĩ cuối cùng nói rằng ngay cả phương pháp điều trị kiểu trò chuyện cũng có thể không hiệu quả.

Điều này khiến Nhất Phàm hết hy vọng. Cô viết trong bức thư tuyệt mệnh của mình: Đôi khi không phải ai cũng thích hợp để sống.

Nhiều cư dân mạng tố bác sĩ thiếu trách nhiệm với bệnh nhân. Câu nói "thuốc vô dụng, vô nghĩa", việc này chẳng khác nào bác sĩ nói "bạn không được thể được cứu".  Dù thế nào đi nữa, đối với người mắc bệnh trầm cảm, hy vọng sống sót mới là điều quan trọng nhất.

Đừng làm cha mẹ trực thăng

"Cha mẹ trực thăng" là khái niệm lần đầu tiên được đưa ra năm 1969 bởi tiến sĩ Haim Ginott để chỉ những ông bố, bà mẹ bảo vệ, kiểm soát trên đầu con 24/24h.

Nhiều phụ huynh cho rằng cách nuôi dạy này mang lại cho con hạnh phúc, không phải chịu vất vả. Nhưng thực tế, cách dạy này khiến trẻ em không biết cách đối phó với khó khăn và vượt qua thất bại trong cuộc sống. Những cha mẹ này quá tích cực (một cách không cần thiết) để bảo vệ con khỏi những mối đe dọa, hạn chế con tự do hành động và rút ra bài học từ sai lầm của chính mình.

Nữ sinh 25 tuổi kết thúc cuộc đời sau lễ hội mùa xuân, bức thư 4000 chữ để lại hé lộ nguyên nhân từ cách giáo dục của gia đình nhưng câu nói của bác sĩ mới khiến ai nấy đều phẫn nộ  - Ảnh 3.

Có "cha mẹ trực thăng", con cái không có cơ hội học hỏi từ sai lầm của chính mình, không thể đưa ra quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con. Cha mẹ kiểu này cũng có thể đẩy con đến tình trạng kiệt sức, trầm cảm, bị cô lập và không biết xoay xở khi sống xa nhà.

Điều phụ huynh cần làm là xem xét lại lịch trình và đảm bảo con có đủ thời gian, không gian để tự do vui chơi, thư giãn làm điều mình muốn. Bố mẹ cần để con trải qua thất bại và học hỏi từ sai lầm. Đây là phần quan trọng của quá trình trưởng thành, giúp con bản lĩnh và chững chạc hơn. Cha mẹ cần học cách bước sang một bên và chấp nhận rủi ro để tôn trọng những điều con muốn.