Việc chọn ngành nghề là bước ngoặt quan trọng đối với bất kỳ sĩ tử nào. Đây là quyết định không dễ dàng, bởi nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh. Các sĩ tử thấu hiểu sở thích, khả năng cá nhân cũng như nhu cầu và xu hướng của thị trường việc làm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Áp lực từ gia đình, xã hội cũng là không nhỏ trong quá trình này bởi mỗi người đều có kỳ vọng và quan điểm riêng. Thông tin đôi khi quá tải, khiến việc lựa chọn càng trở nên khó khăn. Các sĩ tử cần được hỗ trợ, tư vấn và tiếp cận thông tin một cách khoa học để đưa ra quyết định chính xác nhất, để hướng tới một tương lai vững vàng.

Mới đây, trong một hội nhóm tuyển sinh của 2k6, một nữ sinh đã "kêu trời" vì gia đình không cho học ngành Tâm lý học chỉ vì "chưa từng nghe nói xung quanh có người học". Chính vì điều này khiến nữ sinh cảm thấy buồn.

Nữ sinh khóc hết nước mắt vì bố mẹ không cho học ngành yêu thích, lý do nghe xong ai cũng bất ngờ - Ảnh 1.

Toàn bộ bài đăng của nữ sinh này

Bài đăng của nữ sinh nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dân tình. Có người phản đối vì góc nhìn của phụ huynh về ngành Tâm lý học đang khá hẹp, chỉ yếu dựa trên "quan sát cá nhân". Song song với đó, không ít netizen cũng đồng tình vì họ cho rằng Tâm lý học là một ngành học hay nhưng khá khó xin việc.

Vậy thực tế như thế nào? Liệu rằng đây có phải là ngành "hiếm người học" và cơ hội việc làm không rộng mở.

Tất tần tật về ngành Tâm lý học

Tâm lý học là ngành nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc. Nói cách khác, khi học ngành Tâm lý, bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh đến tâm lý con người. Hiện nay, ngày có càng nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành học này.

Tâm lý học là ngành nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc. Nói cách khác, khi học ngành Tâm lý, bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh đến tâm lý con người.

Trong một số trường hợp, tâm lý học vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật. Tâm lý học còn là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực và cách tiếp cận, giao thoa và đi sâu vào các chủ đề xoay quanh cuộc sống như văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị… để làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người. Những người có chuyên môn nghiên cứu hoặc ứng dụng trong lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là nghiên cứu bản chất của những hiện tượng tâm lý, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó và chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Nữ sinh khóc hết nước mắt vì bố mẹ không cho học ngành yêu thích, lý do nghe xong ai cũng bất ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo học ngành này, các bạn sẽ được tiếp cận với các môn như: Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology),… Ngoài ra, chúng ta cũng cần hiểu rằng, Tâm lý học là một ngành lớn, khi theo học, bạn sẽ được lựa chọn các chuyên ngành nhỏ hơn trong ngành Tâm lý học.

Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành Tâm lý học nối tiếng hiện nay: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM); Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội); Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Sư phạm TP.HCM; Đại học Công nghệ TP.HCM; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam... Thậm chí mới đây nhất, Trường Đại học Y Hà Nội còn mở thêm ngành Tâm lý học tuyển sinh thêm cả khối C (Văn, Sử, Địa).

Nữ sinh khóc hết nước mắt vì bố mẹ không cho học ngành yêu thích, lý do nghe xong ai cũng bất ngờ - Ảnh 3.

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những trường top đầu đào tạo về ngành này

Cơ hội việc làm ra sao?

Theo kết quả khảo sát sinh viên ra trường có việc làm của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong đề án tuyển sinh 2024, 92,47% sinh viên ngành Tâm lý học ra trường có việc làm. Đây là tỷ lệ phần trăm khá cao nếu xét trong tất cả các ngành của trường.

Còn theo kết quả khảo sát sinh viên ra trường có việc làm mới nhất của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), số sinh viên ngành Tâm lý học ra trường có việc làm là 92,31%. Tương tự, con số này ở trường Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH là 96,3%.

Nữ sinh khóc hết nước mắt vì bố mẹ không cho học ngành yêu thích, lý do nghe xong ai cũng bất ngờ - Ảnh 4.


Hiện nay, tốt nghiệp cử nhân ngành Tâm lý học, sinh viên có thể làm việc ở:

1. Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách - chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công ty.

2. Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung tâm tư vấn, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý, tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường chuyên biệt,...

3. Tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty.

4. Giảng dạy Tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.

5. Làm việc trong bộ phận marketing, tư vấn, tổ chức sự kiện…

Kết

Thật ra, rất khó để nói ngành học nào đó có triển vọng hay không đối với một cá nhân cụ thể. Để chọn được một ngành học phù hợp, điều quan trọng nhất là các sĩ tử cần tự nhận thức sâu sắc về bản thân. Các bạn cần tự hỏi và trả lời các câu hỏi như: sở thích cá nhân là gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, và họ mong muốn đạt được điều gì trong tương lai nghề nghiệp. Việc xác định được đam mê và kỹ năng có thể giúp các bạn chọn ra được ra những ngành nghề phù hợp nhất.

Ngoài ra, việc phân tích thị trường lao động hiện tại là không thể thiếu. Hiểu rõ xu hướng phát triển của các ngành nghề, cũng như nhu cầu tuyển dụng sẽ cung cấp cái nhìn thực tế, giúp các sĩ tử định hình được hướng đi lâu dài. Sự tham khảo ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm trong ngành, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, cũng như việc tham gia các buổi hội thảo, sẽ mở rộng kiến thức và thông tin, từ đó hỗ trợ đắc lực trong quyết định của họ.

Các sĩ tử không nên quên rằng, việc lựa chọn ngành nghề cũng cần phải cân nhắc đến khả năng đáp ứng yêu cầu của ngành đó. Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, kỹ năng chuyên môn và sự chuẩn bị tâm lý riêng. Việc tự đánh giá khách quan và mục tiêu rõ ràng sẽ giúp họ hạn chế rủi ro và tối ưu hóa cơ hội thành công trong tương lai.

Thêm vào đó, việc thực tập, làm việc bán thời gian hoặc tham gia các dự án có liên quan cũng đem lại cái nhìn thực tiễn về ngành nghề mà họ quan tâm, giúp họ có cơ hội khám phá và hiểu rõ hơn về nó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Tóm lại, việc chọn ngành nghề cần được tiếp cận một cách toàn diện, từ việc hiểu biết bản thân đến việc nắm bắt thông tin thị trường, từ việc khám phá đam mê đến việc thực tiễn hóa nó qua các hoạt động cụ thể.

Tổng hợp