Chủ quan khi bị huyết áp cao

Tiểu Linh là người gốc Chương Châu, Chiết Giang. Vào năm 2014, khi học năm thứ hai trung học, có lẽ là do áp lực học tập, khi đó Tiểu Linh thường bị chóng mặt, nhưng lại không chú ý, tình trạng này kéo dài đến tận năm 3 trung học phổ thông. Gần kỳ thi tuyển sinh đại học, nhà trường tổ chức kiểm tra thể chất, bác sĩ phát hiện huyết áp của Tiểu Linh hơi cao (huyết áp cao 140mmHg).

Nữ sinh viên thường xuyên thức khuya, từ chối kiểm tra sức khỏe, cuối cùng người mẹ phải hiến thận cho cô - Ảnh 1.

Sau kỳ thi tuyển đại học, gia đình đã đưa Tiểu Linh đến Bệnh viện số 1 Đại học Chiết Giang Hàng Châu để kiểm tra tỉ mỉ.

Sau lần kiểm tra này, bác sĩ phát hiện vấn đề: protein nước tiểu là hai +. Bác sĩ nói rằng có khả năng bị bệnh thận, kiến nghị làm sinh thiết thận để chẩn đoán chính xác, nhưng Tiểu Linh đã từ chối, bởi vì lúc này cô nhận được giấy báo nhập học của Đại học ở Giang Tô. Sinh thiết thận để chẩn đoán, cô phải nghỉ học 1 năm để điều trị bệnh trước. Tuy nhiên Tiểu Linh cho rằng, bản thân không đau không ngứa, nên không cần thiết phải làm lớn vấn đề.

Tiến hành sinh thiết thận phát hiện bị bệnh thận IgA

Cuối năm 2015, Tiểu Linh nhập học và cô vô cùng thích môi trường mới, cơ thể bình thường cũng không có bất cứ bất thường nào. Trong nháy mắt đã lại đến kỳ nghỉ đông, gia đình đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đưa Tiểu Linh đi sinh thiết thận. Tháng 1/2016, tiến hành kỹ thuật sinh thiết thận. Sau vài ngày bệnh tình của Tiểu Linh được chẩn đoán: Bệnh thận IgA!

Bác sĩ giải thích rằng đây là một loại viêm thận mãn tính, có rất nhiều hình thái biểu hiện, trước tiên là nhiều lần bị huyết áp cao, cũng có thể là do bệnh thận gây nên. Bác sĩ đã điều trị cho Tiểu Linh bằng cách uống thuốc đúng giờ, định kỳ hàng tháng đi kiểm tra, Tiểu Linh tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và tất cả các chỉ số đã ổn định.

Nhưng sau một năm, tự bản thân Tiểu Linh cho rằng bệnh tình đã ổn định, nên cô đã dừng uống thuốc, lại không đi tái khám thường xuyên. Sau khi dừng thuốc, Tiểu Linh thường xuyên thức khuya, việc ăn uống còn dựa trên tâm trạng.

Nữ sinh viên thường xuyên thức khuya, từ chối kiểm tra sức khỏe, cuối cùng người mẹ phải hiến thận cho cô - Ảnh 3.

Bác sĩ giải thích rằng đây là một loại viêm thận mãn tính, có rất nhiều hình thái biểu hiện, trước tiên là nhiều lần bị huyết áp cao, cũng có thể là do bệnh thận gây nên.

Đến năm 2018, Tiểu Linh thường xuyên có sốt nhẹ, đặc biệt là vào mùa đông, một tháng có thể bị sốt 2, 3 lần, nhưng mỗi lần uống thuốc hạ sốt, ngủ một giấc là cơ thể được hồi phục. Nhưng ngay cả khi đó, cô vẫn không nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề.

Vào tháng 5/2018, Tiểu Linh đột nhiên mất hứng thú với việc ăn uống, khi nhìn thấy thức ăn cô đều cảm thấy buồn nôn. Có khi miễn cưỡng ăn một chút gì đó, cũng lại nôn ra hết. Lúc này, Tiểu Linh lại cho rằng, bản thân chỉ là viêm đường ruột.

Tháng 6/2019 tốt nghiệp thuận lợi, trong một lần cùng bạn bè đi Giang Tô chơi, cô gặp tai nạn. Tiểu Linh được đưa đến phòng cấp cứu, trải qua 2 tiếng, bác sĩ nói một câu với Tiểu Linh về mức độ nghiêm trọng của vấn đề: Rất có khả năng phải chạy thận.

Sự chủ quan dẫn đến thiếu máu

Tuy nhiên Tiểu Linh vẫn phải vội vàng đến trường để giải quyết thủ tục tốt nghiệp, sau đó quay trở về nhà, khi về đến nhà toàn thân của Tiểu Linh đã sưng lên, mặt, chân, mí mắt đều sưng như cái bánh bao. Gia đình phải nhanh chóng đưa Tiểu Linh đến bệnh viện địa phương ở Chương Châu, lập tức cho nhập viện. 

Mới một tuần, creatinine huyết thanh của Tiểu Linh đã giảm từ 500umol/L xuống 1200umol/L, và thiếu máu rất nghiêm trọng. Bác sĩ nói rằng, chẩn đoán suy thận. Sau khi nghe xong, cả Tiểu Linh và gia đình đều rất sốc, bởi cô mới chỉ 23 tuổi.

Nữ sinh viên thường xuyên thức khuya, từ chối kiểm tra sức khỏe, cuối cùng người mẹ phải hiến thận cho cô - Ảnh 5.

Mới một tuần, creatinine huyết thanh của Tiểu Linh đã giảm từ 500umol / L xuống 1200umol / L, và thiếu máu rất nghiêm trọng.

Vào ngày 1/7/2019, Tiểu Linh chính thức bắt đầu thẩm tách màng bụng - 4 lần một ngày, bắt đầu từ 8:00 sáng, cứ sau 4 tiếng thực hiện 1 lần. Trong quá trình này còn phải thay máu thẩm tách, mỗi lần hoàn thành đều đã 10 giờ tối. 

Theo cách này, ngày qua ngày, lúc đầu Tiểu Linh còn bị chuột rút, bởi vì vấn đề liều lượng, sau đó ép xuống dạ dày, gây nôn ói. Bởi vì kali cao, trái cây cũng không thể ăn. Ngày 1/7-9/10, hơn 2 tháng, Tiểu Linh mỗi ngày đều ở trong nhà, ngoài việc đến bệnh viện để điều trị, thì cô đều khép mình và không muốn ra ngoài.

4. Chỉ có thay thận mới là phương pháp điều trị tốt nhất

Cha mẹ tiểu Linh đã làm kiểm tra thận, và thận của mẹ Tiểu Linh rất phù hợp để ghép cho con gái. Vào ngày 10/9/ 2019, khoa thận của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Chiết Giang, các bác sĩ đã thực hiện ca ghép thận cho Tiểu Linh rất thành công. Ngày 24/9, Tiểu Linh được xuất viện, hiện cô cảm thấy cuộc sống của mình rất tốt.

Qua trường hợp của Tiểu Linh các bác sĩ khuyên tất cả mọi người, khi cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tật nên đến bệnh viện để khám xét tỉ mỉ, điều trị đúng bệnh, điều trị càng sớm, bệnh tình càng được cải thiện, để tránh khi bệnh phát triển nặng, không có cơ hội cứu chữa.

(Nguồn: QQ)