Tối 27/7 vừa qua, vận động viên Giang Mân Huệ (SN 1994), hay còn gọi là Vivian Kong, khiến khán giả bất ngờ với màn lội ngược dòng ngoạn mục để giành HCV trong trận chung kết đấu kiếm ba cạnh nữ cá nhân với tỷ số 13:12 trước vận động viên người Pháp Auriane Mallo.

Qua đó, cô giúp Hong Kong (Trung Quốc) giành được HCV đầu tiên tại Olympic Paris năm 2024. Không chỉ vậy, đây còn là tấm HCV thứ hai ở môn đấu kiếm mà các vận động viên (VĐV) Hong Kong giành được (trước đó VĐV Edgar Cheung Ka-long từng giành HCV kiếm liễu nam tại Olympic Tokyo 2020) và là tấm HCV thứ ba trong lịch sử đoàn thể thao này giành được qua các kỳ Olympic.

Sau trận chung kết, tiểu sử của nữ vận động viên nhanh chóng được tìm lại. Nhiều dân mạng nhận xét, Vivian Kong là "cô gái Hong Kong hoàn hảo", khen bố mẹ cô đã nuôi dạy một cô con gái toàn diện. Kong không chỉ có gương mặt xinh đẹp, nổi tiếng ở môn đấu kiếm mà còn có thành tích học tập cực "khủng".

Nữ VĐV đấu kiếm giành HCV tại Olympic Paris 2024 gây sốt bởi vẻ đẹp tựa nữ thần: Tốt nghiệp ĐH Stanford, từng 2 lần đứt dây chằng vẫn không bỏ cuộc và cái kết khóc trong "cơn mưa" tiền thưởng 17 tỷ đồng- Ảnh 1.

HCV Olympic Paris 2024 giúp VĐV Vivian Kong Man-wai nhận được số tiền thưởng hơn 17 tỷ đồng

Nữ tiến sĩ luật đi đấu kiếm

Theo Headline Daily, Giang Mân Huệ theo cha mẹ di cư đến Canada khi mới 2 tuổi. 4 năm sau, gia đình trở về Hong Kong và cô được cho theo học tại Sha Tin College - một trường quốc tế lâu đời tại địa phương.

Mân Huệ là con gái duy nhất nên cô nhận được rất nhiều kỳ vọng, đặc biệt là từ mẹ. Mẹ của Mân Huệ muốn con gái trở thành một cô gái thanh lịch nên quyết định cho con đi học múa ba lê. Tuy nhiên, Mân Huệ không thích ba lê vì bộ môn này "rất đau". Mỗi lần phải đến lớp học múa, cô đều khóc và không chịu đi học.

Sau đó, cô gái sinh năm 1994 nhìn thấy lớp học taekwondo cạnh phòng tập ba lê nên muốn xin mẹ học võ. Dù bất đắc dĩ, mẹ của Mân Huệ vẫn tôn trọng mong muốn của con.

Ngoài ra, cô còn được mẹ cho học thêm những bộ môn khác như trượt băng nghệ thuật, đàn tranh, vẽ tranh...Và đến năm 10 tuổi, Mân Huệ mới tìm ra đam mê thực sự của mình là đấu kiếm.

Nữ VĐV đấu kiếm giành HCV tại Olympic Paris 2024 gây sốt bởi vẻ đẹp tựa nữ thần: Tốt nghiệp ĐH Stanford, từng 2 lần đứt dây chằng vẫn không bỏ cuộc và cái kết khóc trong "cơn mưa" tiền thưởng 17 tỷ đồng- Ảnh 2.

Vẻ bề ngoài xinh đẹp của "nữ thần" đấu kiếm

Dưới sự khai sáng của huấn luyện viên đội tuyển Hong Kong vào thời điểm đó, Mân Huệ say mê đấu kiếm ngay lần đầu tiên tiếp xúc. Cô cũng được huấn luyện viên phát hiện có năng khiếu ở bộ môn này nên quyết định sắp xếp để huấn luyện bài bản.

Năm 11 tuổi, Giang Mân Huệ chính thức được đào tạo bộ môn đấu kiếm 3 cạnh nữ đơn. Nhờ lợi thế về chiều cao và tính cách ngoan cường, không chịu khuất phục, đến năm 13 tuổi, cô giành chức vô định môn đấu kiếm tại Giải vô địch tài năng trẻ toàn quốc năm 2007.

Dù bận rộn với việc luyện tập và thi đấu, Giang Mân Huệ của những năm đó vẫn không hề lơ là chuyện học. Chia sẻ với báo chí, nữ vận động viên cho biết cô rất nghiêm túc với việc đọc sách và chơi thể thao vì cả hai đều mang lại cho cô cảm giác thành công.

Sau giờ học ở trường, mân Huệ sẽ nghiêm túc luyện tập đấu kiếm rồi ngay lập tức về nhà để làm bài tập. Nhiều khi, cô phải dậy từ 5h để tiếp tục làm bài tập vì khối lượng bài vở quá nhiều.

Những lần ra nước ngoài thi đấu, cô gái trẻ vẫn mang theo sách vở để làm bài tập, thậm chí tranh thủ ôn bài trên máy bay.

Kết quả, Giang Mân Huệ đạt 41/45 điểm trong bài thi tú tài quốc tế (IB), sau đó được nhận vào ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Stanford (Mỹ).

Khi đã có tấm bằng cử nhân trong tay, nữ vận động viên tiếp tục theo học thạc sĩ Luật tại trường Luật thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc. Đến tháng 9/2021, cô theo học chương trình tiến sĩ Luật tại Đại học Trung văn Hong Kong.

Nữ VĐV đấu kiếm giành HCV tại Olympic Paris 2024 gây sốt bởi vẻ đẹp tựa nữ thần: Tốt nghiệp ĐH Stanford, từng 2 lần đứt dây chằng vẫn không bỏ cuộc và cái kết khóc trong "cơn mưa" tiền thưởng 17 tỷ đồng- Ảnh 3.

Giang Mân Huệ là cử nhân Quan hệ quốc tế Đại học Stanford, thạc sĩ Luật Đại học Nhân dân Trung Quốc và tiến sĩ Luật Đại học Trung văn Hong Kong.

Nữ vận động viên cho biết trong quá trình chuẩn bị cho Olympic Tokyo được tổ chức vào năm 2021, cô vừa phải luyện tập vừa phải làm luận án tốt nghiệp thạc sĩ trong tình trạng rất căng thẳng.

Giáo sư Mộ Vu Xuyên, người trực tiếp hướng dẫn Giang Mẫn Huệ trong thời gian làm luận án thạc sĩ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết cô là một người rất chăm chỉ và kỷ luật.

"Mẫn Huệ có tính kỷ luật, tự giác rất cao, em ấy cũng tự đặt ra những yêu cầu rất khắt khe cho bản thân. Trong tương lai, tôi hy vọng em ấy tiếp tục chăm chỉ hướng đến những mục tiêu của bản thân và đạt được nhiều thành tựu đột phá hơn nữa", giáo sư Mộ Vu Xuyên nói.

Cơn mưa tiền thưởng sau tấm HCV danh giá

Theo đó, tấm HCV sẽ mang về số tiền thưởng 6 triệu đô la Hong Kong (hơn 17 tỷ đồng) cho Mân Huệ theo chương trình trao giải thưởng khuyến khích VĐV của chính phủ. Đây được xem là một trong những mức thưởng cao nhất mà các đoàn thể thao thưởng cho các VĐV giành HCV Olympic Paris 2024.

Nữ VĐV đấu kiếm giành HCV tại Olympic Paris 2024 gây sốt bởi vẻ đẹp tựa nữ thần: Tốt nghiệp ĐH Stanford, từng 2 lần đứt dây chằng vẫn không bỏ cuộc và cái kết khóc trong "cơn mưa" tiền thưởng 17 tỷ đồng- Ảnh 4.

Giang Mân Huệ tập đấu kiếm từ năm 11 tuổi, từng phải phẫu thuật vì chấn thương nhưng không bao giờ bỏ cuộc

Không chỉ vậy, tập đoàn bất động sản Sino Group cũng trao thưởng 200.000 đô la Hong Kong bằng tiền mặt và phiếu mua hàng trị giá 200.000 đô la Hong Kong cho Vivian Kong. Nữ VĐV 30 tuổi ngoài ra còn nhận được thẻ đi tàu miễn phí trọn đời tại Hong Kong sau tấm HCV lịch sử nói trên.

Được biết, thế vận hội Paris năm nay đánh dấu lần thứ ba cô tham dự Olympic. Tại Olympic Rio 2016, cô đã lọt vào vòng 16, đạt thành tích tốt nhất cho đội đấu kiếm Hong Kong. Tại Olympic Tokyo 2020, cô đã bị loại ở tứ kết.

Kong đã trải qua hai lần đứt dây chằng và phải phẫu thuật. Mẹ cô đã từng thúc giục cô giải nghệ sớm. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm đáng kinh ngạc của mình, những nỗ lực của Kong cuối cùng đã được đền đáp.