Thế giới từng xuất hiện rất nhiều thiên tài với trí thông minh kiệt xuất. Tuy nhiên không phải tài năng nào cũng có thể nở rộ. Không ít trường hợp sớm lụi tàn, rơi vào bi kịch. Một trong số đó chính là Nathalia Crane - nữ thần đồng văn thơ nổi tiếng thế kỷ 20.

9 tuổi đã vang danh thế giới, 10 tuổi có tác phẩm để đời

Nathalia Crane sinh ngày 11/8/1913 tại Brooklyn, Newyork, Mỹ. Ngay từ nhỏ, cô bé đã được bố mẹ chú trọng dạy dỗ bằng cách cho đọc sách, tiếp xúc với tri thức sớm. Nathalia từng đọc các cuốn: "Ivanoe" của tiểu thuyết gia người Scotland Sir Walter Scott và tuyển tập truyện ngắn của Rudyard Kipling. Khi chưa vào lớp 1, Nathalia đã được bố dạy đánh máy. 

So với bạn bè đồng trang lứa, Nathalia sớm bộc lộ trí tuệ vượt trội, đặc biệt trong lĩnh vực viết lách. Mới 9 tuổi, cô bé đã có nhiều bài thơ nổi tiếng và được tờ The New York Sun mua bản quyền để xuất bản. Điều bất ngờ là ban đầu tờ báo này không hề biết những bài đó là của một bé gái.

Nữ thần đồng 10 tuổi đã vang danh thế giới nhưng cuộc đời sớm lụi tàn, bi kịch đến từ 4 từ đáng sợ: "miệng lưỡi thiên hạ" - Ảnh 1.

Nữ thần đồng thơ văn Nathalia thời nhỏ.

Năm 10 tuổi, Nathalia có tác phẩm ăn khách "Romance", kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của một thiếu nữ xinh đẹp tới hòn đảo của các thiên thần. Năm 1925, khi 12 tuổi, Nathalia xuất bản tập thơ thứ 2 tên "Lava Lane", xuất sắc không kém các tác phẩm trước. Trong cùng năm, nữ thần đồng còn được bầu làm thành viên chính thức của “hội nghệ thuật Hoa Kỳ”. 

Ở độ tuổi tiểu học, Nathalia nhanh chóng trở thành niềm tự hào của nước Mỹ. Cô bé còn được đồng hương gọi yêu là "Đứa trẻ vàng của Brooklyn". Những năm sau đó, Nathalia ra thêm các tác phẩm khác và luôn được công chúng ngợi khen.

Sự khác biệt khiến thần đồng bị truyền thông vùi dập

Tài giỏi đến mấy thì Nathalia vẫn chỉ là một đứa trẻ. Chính vì vậy truyền thông Mỹ cảm thấy khó tin khi một bé gái có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn quá khôn ngoan, sắc sảo và già dặn. Hiểu biết của Nathalia giống y như một người trưởng thành, đã từng trải nhiều phong ba cuộc đời.

Không chỉ vậy, Nathalia còn chia sẻ quan điểm của mình về tình yêu, hôn nhân, tình dục… Chính những điều này đã khiến nữ thần đồng bị công kích bởi cả "đồng nghiệp" và truyền thông. 

Nữ thần đồng 10 tuổi đã vang danh thế giới nhưng cuộc đời sớm lụi tàn, bi kịch đến từ 4 từ đáng sợ: "miệng lưỡi thiên hạ" - Ảnh 3.

Theo đó nhà phê bình Edwin Markham cho rằng, tài năng của Nathalia là bịp bợm. "Một đứa trẻ 12 tuổi quá non nớt để viết ra những bài thơ này. Tác phẩm của Crane chứa đựng nhiều kiến thức từ lịch sử đến khảo cổ, tình yêu và hôn nhân,... Tôi cho rằng có thể các tác phẩm hợp là thành quả của nhiều người đứng sau và Crane chỉ đại diện mà thôi", nhà phê bình này kết luận. 

Báo chí và truyền thông sau đó còn làm một loạt bài công kích ác ý. Họ cho rằng những tác phẩm thơ xuất sắc vốn dĩ là do mẹ của Nathalia chấp bút. Còn nữ thần đồng chẳng qua chỉ là bình phong, đứng ra nhận tiếng thơm vì nhiều mục đích. 

Nữ thần đồng quyết định sống ẩn dật

Bị nhiều người công kích, Nathalia Crane dần cảm thấy mệt mỏi và không còn mấy hứng thú với việc sáng tác. Các tác phẩm của nữ thần đồng cũng ít dần. Sau này Nathalia trở thành giáo sư tại trường Đại học bang San Diego. Sau này, Nathalia kết hôn với Peter O'Reilly, giáo sư triết học tại Đại học bang California.

Từ khi đi dạy học, Nathalia không còn sáng tác thơ văn nữa. Cô sống một cuộc đời bình dị, ẩn dật tránh xa mọi ồn ào của xã hội. Nathalia Crane mất năm 1998.