Kavachi, được mệnh là núi lửa cá mập, nằm ở tây nam Thái Bình Dương, ở phía nam đảo Vangunu thuộc quần đảo Solomon.

'Núi lửa cá mập' phun trào giữa Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thông báo rằng khu vực núi lửa có nhiều cá mập sinh sống đang bước vào giai đoạn phun trào mạnh mẽ.

Hình ảnh chụp từ về tinh cho thấy rõ rét một đám nước đổi màu thoát ra từ núi lửa ngầm. Nhóm theo dõi hoạt động núi lửa toàn cầu cho biết núi lửa bước vào giai đoạn phun trào gần đây.

Theo NASA, núi lửa Kavachi là một trong những ngọn núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất ở Thái Bình Dương. Núi lửa cách hòn dảo Vangunu khoảng 24 km về phía nam.

'Núi lửa cá mập' phun trào giữa Thái Bình Dương - Ảnh 2.

Các núi lửa trên cạn được biết đến nhiều hơn, dễ nghiên cứu hơn vị trí dễ tiếp cận, nhưng những ngọn núi lửa ngầm như Kavachi, nằm ở Thái Bình Dương khó nghiên cứu hơn vì nằm sâu dưới nước.

Để quan sát bên trong miệng núi lửa Kavachi, các nhà khoa học đã triển khai một camera thả mồi xuống độ sâu khoảng 50 mét.

Núi lửa Kavachi được đặt tên theo một vị thần biển của cư dân đảo New Georgia. Nơi này nổi tiếng sau khi người ta phát hiện đây là khu vực sinh sống của nhiều loài động vật biển hoang dã, trong đó có hai loài cá mập sống trong miệng núi lửa vào năm 2015.

Loài cá mập ở đây có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, chịu được nước nóng và có tính axit. Núi lửa phun trào khiến các nhà khoa học lo lắng về môi trường sinh sống cho các loài sinh vật biển quanh đó. Trước đó, núi lửa phun trào lớn vào năm 2007. Nhiều cư dân sống trên hòn đảo gần đó thường nhìn thấy cột hơi nước và cột tro bụi cao.

Phát hiện mới nhất của NASA tiết lộ Kavachi phun trào giúp những người đi biển biết để tránh xa ngọn núi lửa. Những mảnh đá đã nổ ra từ núi lửa có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Dự báo vụ phun trào núi lửa lần này sẽ không gây ra các đợt sóng thần hay biến đổi địa chất nghiêm trọng.