Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp, đặc biệt rất dễ lây lan, thường xuyên phát tán, gây tổn thương kéo dài. Bạn sẽ dễ có nguy cơ bị mắc chứng bệng này nếu không giữ gìn cho đôi chân được vệ sinh sạch sẽ do phải sống chung với nguồn nước bẩn, ô nhiễm và trong mùa mưa lũ. Tuy nhiên, chứng nước ăn chân không "cứng đầu" như bạn vẫn tưởng, những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ nó.

Biểu hiện của bệnh

Chân bạn thướng có hiện tượng có vảy và làm nứt da (đặc biệt là ở kẽ ngón chân) hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp nặng, mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm của nấm.

Nấm da lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi chung giày tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền nhà, buồng tắm, chiếu, chăn... Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh dễ lây lan thành dịch, thường xuyên tái phát, tổn thương kéo dài gây ngứa ngáy, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.


Mẹo nhỏ mách bạn

Dấm.

Dấm không chỉ là một chất phụ gia không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà nó còn được sử dụng như một loại "thần dược" vào nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt người ta đã tìm thấy trong thành phần của dấm có những chất có thể " trị" được những loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân.

Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 - 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.

Rượu

Rượu  là một loại đồ uống có hại cho sức khoẻ và bạn luôn được khuyến cáo là nên hạn chế uống rượu để gìn giữ sức khoẻ, tuy nhiên bạn lại có thể sử dụng rượu để chữa bệnh nước ăn chân.

Bạn hãy trộn lẫn 1/2 cốc nước với 1 cốc dấm cùng 1 chậu nước ấm nhỏ, và dùng để ngâm chân.

Muối

Muối là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương.

Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.

Gừng

Gừng cũng là một "vị thuốc" rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Bạn hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.

Phèn chua

Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng.

Lá trầu không

Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Búp ổi

Lấy búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Khuyến cáo

Để phòng ngừa chứng nước ăn chân bạn cần:


- Vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày.

- Nên chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.

-  Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo giữa các ngón chân.

- Không nên đeo giày suốt cả ngày.

- Không dùng giày, dép chung với người khác, rất dễ bị lây bệnh.

- Không nên đi giày, dép quá chật.

- Nên giặt tất với nước nóng để "tiêu diệt" vi khuẩn.

- Khi đi giày chân bạn thường tiết ra nhiều mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoạt động. Chính vì thế, bạn cần tạo cho mình thói quen thay tất thường xuyên mỗi ngày một lần và nên dùng phấn bột có bán tại các hiệu thuốc để rắc vào trong giày trong vòng cứ 2 - 3 ngày một lần. Hoặc trước khi mang giày nên lấy phèn phi tán bột mịn hoặc bột talc rắc vào kẽ chân. Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng.


 Ngoài ra, bạn cũng nên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời để loại trừ những loại vi khuẩn gây bệnh. Thói quen này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị nấm chân cũng như chứng nước ăn chân viếng thăm.

- Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm.

- Có thể dùng miconazole (dạng bột, kem) 2%; ketoconazol dạng kem 1% để bôi ngoài. Nếu bị bội nhiễm bàn ngón chân (sưng, nóng), cần điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc dùng ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

- Chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt.
- Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh các loại nhiễm trùng và vi khuẩn có thể lây lan ra những vùng khác trên cơ thể.

- Nếu đã thử những mẹo vặt nói trên, mà bạn vẫn không thấy tình hình được cải thiện, thì nên đến bác sĩ để thăm khám và tìm cách ứng phó

.

                                                Khổng Hà