Có mặt Ngày hội gây quỹ trực tiếp từ cộng đồng do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN tổ chức ngày 23-9 tại TP.HCM, chị Lai không giấu được nỗi xúc động khi cùng đứa con gái 6 tuổi vui vẻ trò chuyện cùng mọi người, điều mà gia đình chị chưa bao giờ dám nghĩ tới trước đây.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 1.

Trung tâm Thiện Chí đã và đang giúp đỡ trẻ em kém phát triển sớm hòa nhập cuộc sống.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 2.

Một thành viên của trung tâm chia sẻ về dự án cho trẻ rối loạn phát triển.

Do bị chứng rối loạn phổ tự kỷ, ngôn ngữ và trí tuệ nên con của chị Lai không phát triển bình thường như chúng bạn, ngay đến cả việc nhận thức được bố, mẹ, người thân trong gia đình cũng rất khó khăn. Sau khi được dự án "Hỗ trợ hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển dựa vào cộng đồng ở độ tuổi mầm non" của trung tâm Thiện Chí giúp đỡ, bé đã nói cười, đùa giỡn với bố mẹ của mình.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 3.

Bé gái con chị Lai đã hòa nhập hơn khi nói chuyện vui vẻ cùng bố mẹ và mọi người.

"Lúc trước chị lo lắm, chả biết làm cách nào để giúp con cởi mở với mọi người, gọi bố mẹ như bao đứa trẻ bình thường khác. Cũng nhờ có các cô chú, anh chị hỗ trợ dạy dỗ theo chương trình riêng mà bé đã thoát khỏi nỗi sợ hãi của chính mình", chị Lai hạnh phúc nói.

Cùng tham gia với chị Lai, chị Cao Thị Lam bày tỏ sự mong muốn dự án ngày một phát triển ổn định hơn nữa để đứa con trai tội nghiệp của chị có thể dần dần hồi phục, phát triển như bao người.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 4.

Những đứa trẻ chậm phát triển đều được trung tâm hỗ trợ.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 5.

Bé trai thích thú với các hoạt động mà trung tâm mang lại.

Chị Lam nghẹn ngào nói: "Khi con đói tôi có thể đi làm thuê mỗi ngày để kiếm tiền cho con ăn, khi con ốm tôi có thể chạy vạy khắp nơi để đưa con đi bệnh viện…mọi khó nhọc cuộc sống tôi có thể cố gắng và tin mình có thể vượt qua. Nhưng con tôi không thể nghe được, con tôi không thể nói được…tôi cảm thấy chỉ có một mình và bế tắc lắm".

Thông qua những ngôn ngữ ký hiệu, bé Long (con trai chị Lam) cho biết điều em mong muốn nhất mỗi ngày là được nghe thấy tiếng mẹ gọi, tiếng các bạn cười đùa và nói trọn vẹn những điều em muốn nói…

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 6.

Các tình nguyện viên nhiệt tình hướng dẫn.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 7.

Các bậc phụ huynh tham quan 6 dự án tham dự ngày hội do LIN tổ chức.

Chia sẻ về dự án, thành viên của trung tâm Thiện Chí cho biết suốt hơn 10 năm qua, trung tâm luôn nỗ lực trở thành cầu nối giữa các em bé rối loạn phát triển đến gần hơn với cộng đồng, hòa nhập với cuộc sống. Đến với ngày hội mà LIN tổ chức, trung tâm Thiện Chí mong muốn nhờ sự lan tỏa từ sức mạnh cộng đồng sẽ kết nối các em nhỏ khó khăn về mặt phát triển lại với nhau, giúp các em có được một môi trường tốt để phục hồi, sớm hòa nhập cuộc sống.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 8.

Dự án "Nâng đỡ tâm lý cho trẻ đang điều trị tại khoa Phỏng-Chỉnh hình" của Happier.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 9.

Dự án của nhóm Bạn trẻ em đường phố về nước sạch.

Ngoài dự án của trung tâm Thiện Chí, tham dự ngày hội gây quỹ cộng đồng "Làng tôi – 20 năm nữa" còn có 5 dự án khác đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc kết nối cộng đồng. Trong đó, 2 dự án về việc "Cung cấp nước uống sạch cho 50 hộ gia đình quận 8" của nhóm Bạn trẻ em đường phố (FFSC) và dự án "Nâng đỡ tâm lý cho trẻ đang điều trị tại khoa Phỏng-Chỉnh hình" của Happier cùng với dự án của trung tâm Thiện Chí đã đạt được sự bình chọn cao nhất, giành giải thưởng 150 triệu đồng để triển khai dự án do LIN tổ chức.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 10.

Chương trình Làng tôi - 20 năm nữa của LIN.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 11.

Các em nhỏ kiếm thị biểu diễn nghệ thuật.

Ra đời từ năm 2009, chương trình Rút ngắn khoảng cách của LIN tập hợp sự đóng góp về tài chính, thời gian, chuyên môn từ các cá nhân, doanh nghiệp, và tổ chức trong nước và quốc tế. Từ đó, điều phối những đóng góp này đến các tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam để họ thực hiện các sáng kiến xây dựng cộng đồng - tham gia giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Chủ đề năm nay của chương trình là Hợp tác tạo giá trị chung vì 17 mục tiêu phát triển bền vững thông qua chiến dịch 20 NĂM NỮA, TÔI MUỐN…

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 12.

Một mô hình kế hoạch truyền thông của nhóm Hươu đỏ.

Nước mắt của mẹ khi con gái tự nhận thức được bố mẹ mình là ai - Ảnh 13.

Việc kết nối cộng đồng, nâng cao nhận thức được đẩy mạnh.

Bà Trần Vũ Ngân Giang, Giám đốc Điều hành, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN cho biết: "Rút ngắn Khoảng cách huy động nguồn lực tài chính và phi tài chính từ tất các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước, để từ đó điều phối đến các tổ chức xã hội trong nước, giúp họ có thêm nguồn lực và chuyên môn để thực hiện các sáng kiến xã hội - môi trường một cách hiệu quả, có chiến lược lâu dài. Trung bình một năm chương trình hỗ trợ khoảng 15 sáng kiến cộng đồng đa dạng từ giáo dục, đến sức khỏe, môi trường, bình đẳng giới…Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn xây dựng niềm tin, sự kết nối, phối hợp giữa các cá nhân và tổ chức trong nước để họ đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra những thay đổi bền vững, tích cực cho xã hội."