Cứ tháng 7 (âm lịch) mỗi năm, mùa Vu lan báo hiếu lại về, với tất cả mọi người thì đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ, ghi tạc công nghĩa sinh thành của cha mẹ mình. Những câu chuyện, những tâm sự, bài học về sự hi sinh của mẹ cha dành cho con cái được các Phật tử tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn - Hòa Bình) truyền tải đến hàng nghìn người trong buổi lễ.

Những giọt nước mắt của trẻ nhỏ, giới trẻ và cả những người cao tuổi chảy dài trên má khi được lắng nghe những câu chuyện vô cùng xúc động ấy minh chứng rằng các bậc làm con luôn yêu thương và tâm niệm sẽ dành cho mẹ cha những tình cảm chân thành nhất...

Những người còn cha mẹ vui mừng khi được cài trên ngực bông hồng màu đỏ - đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến và họ luôn tâm niệm sẽ phụng dưỡng, sẽ yêu thương, không bao giờ làm cha mẹ phiền lòng. Còn với những người kém may mắn mà cha mẹ đã ở bên kia cõi đời thì đành nghẹn ngào cài lên ngực bông hoa màu hồng, màu trắng với mong muốn tưởng nhớ đến công ơn biển trời họ đã nuôi nấng, hi sinh vì con...

vu lan báo hiếu
Cứ trước Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa Kim Sơn Lạc Hồng lại tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu cho hàng chục ngàn người dân trong vùng, đây cũng là nơi sinh hoạt tâm linh trong vùng giúp người với người sống tốt với nhau hơn.

vu lan báo hiếu
Khi trên sân khấu vang lên những câu chuyện, những kỷ niệm về đấng sinh thành từ các phật tử trong huyện Kỳ Sơn truyền tải đến hàng nghìn người thì dưới sân khấu của ngôi chùa rất nhiều người không thể kìm được nước mắt.

vu lan báo hiếu
Dù người phụ nữ này đã chạm tuổi 50, đi hết 1/2 cuộc đời và đã từng có mẹ cha nhưng hiện họ đã về bên kia cõi đời. Những giọt nước mắt chị chảy dài khi được nghe những câu chuyện về gia đình, cha mẹ.

vu lan báo hiếu
Một Phật tử lớn tuổi nước mắt giàn giụa khi nhắc đến công ơn biển trời của mẹ cha, hiện tại bà mong những người con của mình sống tốt và yêu thương nhau cũng như đối xử tốt với cha mẹ hơn.

vu lan báo hiếu
Tâm điểm của buổi Đại lễ là nghi thức bông hồng cài áo đến hàng nghìn người có mặt tại chùa. Trong khay hoa hồng, ban tổ chức chuẩn bị 3 màu sắc cho hoa hồng. Theo quy định thì hoa màu đỏ sẽ dành cho những ai còn cả cha lẫn mẹ; hoa màu hồng dành cho ai mất cha hoặc mất mẹ; hoa màu trắng dành cho ai mất cả cha lẫn mẹ.

vu lan báo hiếu
Giây phút thiêng liêng khiến những bậc làm con nghẹn ngào khi cài lên ngực bông hồng.

vu lan báo hiếu
Người phụ nữ này chọn bông hồng màu trắng khi cha mẹ của mình đã lìa xa cõi đời, khi được cài bông hoa lên ngực người phụ nữ như chực trào nước mắt...

vu lan báo hiếu
Với cụ già 81 tuổi này thì ký ức về mẹ cha không còn nhiều nhưng vẫn đến đây với tâm nguyện khắc ghi công lao bậc dưỡng sinh.

vu lan báo hiếu
Cậu bé này may mắn lại được chính mẹ mình cài lên ngực bông hồng màu đỏ. Trao đổi với Phóng viên, cậu bé nói: "Cháu sẽ cố gắng học tập và ngoan hơn nữa để cha mẹ bớt khổ cực, vất vả".

vu lan báo hiếu
Một cháu gái cũng được mẹ cài lên ngực bông hồng màu đỏ.

vu lan báo hiếu
Giây phút lặng mình cầu nguyện cho những người cha, người mẹ đã ở bên kia thế giới luôn phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, an lành.

vu lan báo hiếu
Sau nghi lễ Bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.

vu lan báo hiếu
Hàng nghìn người xếp hàng trật tự di chuyển đến hồ lớn trước cổng chùa để làm lễ thả đèn hoa đăng.

vu lan báo hiếu
Một cậu bé được nhiều cô gái Phật tử dắt tay đi thả đèn hoa đăng.

vu lan báo hiếu
Với những người trẻ thì thời khắc thả đèn hoa đăng cầu mong cho cha mẹ, ông bà và người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

vu lan báo hiếu
Theo tâm niệm, những ngọn đèn hoa đăng lung linh dưới mặt nước sẽ truyền tải những cầu mong, điều ước đến trời đất để phù hộ cho Quốc thái dân an, gia đình mạnh khỏe, hòa thuận và mọi điều luôn tốt đẹp. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt trong mùa Vu lan báo hiếu mỗi năm.