Khi mang thai, có lúc bạn nhận thấy màu sắc nước tiểu vàng đậm hơn thay vì màu vàng nhạt thông thường. Sự thay đổi màu nước tiểu có thể là do một số vấn đề xảy ra trong thai kỳ. Sự thay đổi này có thể từ màu vàng nhạt sang màu vàng sáng hơn hoặc đậm hơn và bị chi phối bởi một số yếu tố.
Màu sắc của nước tiểu có ý nghĩa gì?
Sắc tố urochrom là thứ khiến nước tiểu có màu vàng. Độ đặc của nước tiểu ảnh hưởng đến cách sắc tố này xuất hiện. Màu của sắc tố trong nước tiểu sẽ nhạt hơn khi bạn uống đủ nước. Nếu nước tiểu cô đặc, nó sẽ có màu sẫm hơn.
Đặc biệt, màu nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe, từ màu nhạt tới đậm. Vì vậy, hãy phân biệt giữa màu sắc của nước tiểu bình thường và khi mang thai.
1. Màu nước tiểu bình thường
Nước tiểu của mỗi người có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thức ăn, thuốc men, mức độ huyết sắc tố, mức độ hydrat hóa và các yếu tố khác. Thông thường nó có màu vàng nhạt, trong suốt cho tới màu vàng đậm hơn một chút.
2. Màu nước tiểu khi mang thai
Sự thay đổi màu nước tiểu này có thể dễ nhìn thấy hơn trong thai kỳ. Nó có thể có nhiều màu sắc khác nhau, từ màu vàng sáng đến màu đậm hơn, hoặc gần như màu vàng cam nhưng bạn không cần phải quá lo lắng.
Màu nước tiểu có thay đổi khi mang thai không?
Màu nước tiểu của một người khỏe mạnh có thể từ màu vàng nhạt, gần như trong suốt đến màu vàng đậm hơn một chút. Tuy nhiên, khi mang thai, sự thay đổi này có thể rõ rệt hơn. Nó có thể từ màu vàng sáng đến màu đậm hơn, gần như màu vàng cam.
Màu sắc của nước tiểu là do sắc tố urochrom, còn được gọi là urobilin tạo ra. Urobilin được tạo ra khi cơ thể phá vỡ huyết sắc tố từ các tế bào hồng cầu đã chết. Sự xuất hiện của sắc tố sẽ phụ thuộc vào độ đặc của nước tiểu.
Nếu nước tiểu bị pha loãng (khi bạn uống nhiều nước), sắc tố trong nước tiểu sẽ có màu nhạt hơn. Tuy nhiên, nếu nước tiểu ở dạng cô đặc, sắc tố sẽ có màu đậm hơn.
Ngoài ra, những thay đổi trong lượng thức ăn khi mang thai, bổ sung thêm vitamin và thuốc được kê đơn cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
Tại sao màu nước tiểu thay đổi khi mang thai?
Màu nước tiểu khi mang thai liên quan tới các yếu tố dưới đây:
1. Chế độ ăn khi mang thai
Khi mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ thay đổi 180 độ. Bạn trở nên ý thức hơn về thói quen ăn uống của mình. Chế độ ăn uống thường sẽ bao gồm trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm lành mạnh khác. Một số loại trái cây và rau quả có thể làm thay đổi màu nước tiểu khi mang thai.
2. Vitamin và các loại thuốc
Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên nên uống vitamin trước khi sinh và các chất bổ sung trong thai kỳ. Các vitamin được hấp thụ và các chất dinh dưỡng bổ sung khác sẽ bị thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, điều này có thể khiến nước tiểu sẫm màu hơn.
3. Mất nước
Lượng nước uống vào cũng quyết định màu nước tiểu khi mang thai. Nhiều phụ nữ gặp vấn đề mất nước khi mang thai mặc dù họ đã uống nhiều nước hơn.
Một nguyên nhân khác gây mất nước là tình trạng được gọi là chứng ốm nghén nặng. Hyperemesis gravidarum là một tình trạng đặc trưng bởi ốm nghén nặng, gây buồn nôn và sụt cân.
Tình trạng này gây ra chứng ốm nghén nghiêm trọng và phổ biến ở khoảng1% các trường hợp mang thai. Hyperemesis gravidarum gây nôn quá mức ở phụ nữ mang thai dẫn đến mất nước. Trong trường hợp không có dấu hiệu mất nước rõ ràng, nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của biến chứng gan. Bạn nên đi khám bác sĩ kiểm tra sớm.
4. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không nên xem nhẹ vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sinh non hoặc em bé nhẹ cân.
Nước tiểu có màu vàng sáng, số lần đi tiểu tăng lên, đau vùng bụng dưới hoặc tiểu ra máu đều là những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
5. Tiểu máu
Tiểu máu là sự hiện diện của máu trong nước tiểu. Các tế bào hồng cầu dư thừa cần được loại bỏ khỏi cơ thể, chúng được cơ thể loại bỏ qua nước tiểu và có thể dẫn đến nước tiểu có màu vàng hoặc đỏ đậm.
6. Nhiễm trùng bàng quang tiết niệu
Nhiễm trùng bàng quang là một loại UTI và là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Mang thai có thể làm tăng tần suất thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ.
Những thay đổi như vậy thường dẫn đến việc mở rộng bàng quang tiết niệu, làm suy yếu niêm mạc bàng quang và khiến nó dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng bàng quang có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.
7. Bệnh thận
Thận là cơ quan lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bất kỳ rối loạn nào ở thận đều có thể dễ dàng dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.
8. Sỏi thận
Sỏi thận cản trở các chức năng bình thường của thận và có thể gây đau dữ dội, buồn nôn và nôn, đồng thời có thể làm thay đổi màu nước tiểu.