Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm biến đổi màu sắc của nước tiểu. Bệnh thận, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu thường là một trong nhiều nguyên nhân khiến loại nước này có màu vàng đục hoặc sẫm màu đi kèm với mùi amoniac mạnh. Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm y tế UC San Diego Health cho biết, mất nước, tiêu thụ nhiều củ cải đường, măng tây cũng có thể làm nước tiểu sẫm màu.
Theo các bác sĩ đến từ Phòng khám Mayo, nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, hơi giống màu hổ phách. Màu sắc nước tiểu được căn cứ dựa theo sự tích tụ của sắc tố urochrome. Loại nước này càng chứa nhiều urochrome thì chúng càng loãng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đục nước tiểu:
Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm biến đổi màu sắc của nước tiểu .
Mất nước
Mất nước không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống bài tiết nước tiểu. Tiến sĩ Melissa Conrad Stöppler làm việc tại Tổ chức MedicineNet cho biết, không hấp thụ đủ nước sẽ khiến nước tiểu đục có màu đục. Theo Tạp chí Family Physician Hoa Kỳ, mất nước cũng gây tăng nồng độ protein trong nước tiểu và xuất hiện tình trạng tiểu ra bọt.
Bổ sung nước là cách hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng này. Uống nước thường xuyên còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Mất nước không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống bài tiết nước tiểu.
Nhiễm trùng thận
Vi khuẩn tấn công thận có thể gây đục, tạo mùi hôi trong nước tiểu và đau bụng. Theo tiến sĩ Siamak Nabil tại Đại học Pennsylvania's Perelman, chúng có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu qua âm đạo, hậu môn để tới thận. Do sở hữu niệu đạo ngắn, vi khuẩn sẽ dễ dàng gây nhiễm trùng thận ở phụ nữ hơn nam giới. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm đau nhói ở một bên lưng dưới, mất nước, đau buốt khi tiểu, sốt và ớn lạnh.
Để duy trì sức khỏe thận, bạn cần tránh tiêu thụ nhiều đường, muối, hạn chế hút thuốc lá, mất nước và loại bỏ các thói quen xấu. Uống nhiều nước và sở hữu một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là biện pháp tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe bộ phận này.
Nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiểu có khả năng làm đục và khiến nước tiểu có mùi hôi. Bệnh này gây tăng bạch cầu trong nước tiểu, từ đó khiến loại nước này mất màu hoặc chuyển từ màu vàng sang sẫm.
Theo báo cáo đến từ Tạp chí Y khoa Đại học Sultan Qaboos, nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ. Các triệu chứng có thể bao gồm đau vùng chậu, tiểu ra máu, tiểu tiện thường xuyên, xuất huyết âm đạo bất thường.
Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu, bạn cần giữ sạch vùng kín, tránh mặc quần áo bó sát và không rửa âm đạo bằng vòi hoa sen. Ngoài ra, bổ sung thêm một số loại thực phẩm chống viêm cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu có khả năng làm đục và khiến nước tiểu có mùi hôi.
Nước tiểu có màu vàng cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng viêm bàng quang. Chứng bệnh này do vi khuẩn gây nên và là một trong những bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Các bác sĩ đến từ Tổ chức y tế Hoa Kỳ cho biết, viêm bàng quang rất phổ biến ở phụ nữ, mặc dù nam giới cũng có khả năng mắc chứng bệnh này. Các triệu chứng thường bao gồm đau bụng dưới và đau buốt khi tiểu.
Cách điều trị và phòng ngừa viêm bàng quang thường giống các bệnh nhiễm trùng đường nước tiểu. Ngoài ra, sử dụng một số loại nước ép cũng giúp cải thiện hệ thống bài tiết nước tiểu của bạn.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới màu sắc của nước tiểu. Chứng bệnh này có thể làm nước tiểu sẫm màu và đục ngầu. Hơn nữa, viêm tuyến tiền liệt cũng gây nên một vài cơn đau ở bộ phận sinh dục, tiểu tiện ra máu và sốt.
Theo các bác sĩ đến từ Phòng khám Mayo, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thường gây nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt. Giống hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, chứng bệnh này có thể tạo ra những cơn đau buốt khi tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới màu sắc của nước tiểu.
Viêm âm đạo có thể xảy đến ở mọi phụ nữ. Tình trạng nhiễm trùng âm đạo này được bắt nguồn từ sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh trong vùng kín. Khi nấm candida sinh sôi nhanh chóng trong âm đạo, chúng có thể gây đục nước tiểu.
Theo Tiến sĩ Melissa Conrad Stöppler, ngoài khả năng ảnh hưởng tới màu sắc nước tiểu, viêm âm đạo còn gây ngứa, đau và sưng xung quanh vùng kín.
Sử dụng probiotic thường xuyên là biện pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe âm đạo và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trong kì kinh nguyệt. Ngoài ra, dầu cây tràm trà cũng được coi là loại thuốc kháng nấm tự nhiên giúp bảo vệ âm đạo khỏi vi khuẩn gây hại.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm âm đạo, dẫn đến tình trạng đục nước tiểu.
Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California đã chỉ ra, tình trạng này có thể gây chảy mủ vùng kín. Để hạn chế các bệnh lây qua đường tình dục, bạn cần quan hệ an toàn, tránh sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng và làm sạch âm đạo thường xuyên trong kì kinh nguyệt.
Bệnh ký sinh trùng
Theo một báo cáo đăng trên Tạp chí Urology Annals, bệnh ký sinh trùng có thể làm thay đổi nước tiểu thành màu sữa đục. Đục nước tiểu thường bắt nguồn từ tình trạng dò rỉ dịch bạch huyết tới thận và đường tiết niệu. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh này, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
(Nguồn: Healthyandnaturalworld)