Để một đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và tinh thần thì bố mẹ cần chú trọng đến cách nuôi dạy. Đặc biệt giữa con trai và con gái cần có sự nuôi dạy khác nhau bởi giới tính có thể dẫn đến sự khác biệt về nhận thức, suy nghĩ và tính cách của con. Với con trai, cha mẹ nên chú ý đến "hai giảm", "hai đào tạo", dễ dàng nuôi dưỡng các chàng trai xuất sắc.
1. Hai giảm
Giảm bớt sự gần gũi giữa mẹ và con trai
Bạn đã từng nghe thấy những tin tức như thế này chưa: Người mẹ đưa con trai bảy hoặc tám tuổi đến nhà vệ sinh nữ. Khi bị người khác đặt câu hỏi, người mẹ nói một cách vô tư: "Đây là con trai tôi. Cháu nó còn nhỏ sao phải phức tạp như vậy?".
Thực ra, trẻ em sẽ có nhận thức đặc biệt rõ ràng về giới tính sau 3 tuổi. Sự giáo dục của cha mẹ về giới tính với con trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều phụ huynh lại bỏ qua nó vì nghĩ rằng con "còn bé". Trên thực tế, sự tiếp xúc gần gũi quá mức về thân thể của cha mẹ và con cái khác giới có thể gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ.
Con trai thường quấn mẹ, nhưng mối quan hệ thân mật này nên được lưu ý hơn khi đứa trẻ lớn lên từng chút một. Lúc này nên để cha tắm cho con trai, đồng thời bắt đầu dạy dỗ con từng chút một những kiến thức giới tính nhất định, để cho trẻ hiểu rằng chúng ta có quyền bảo vệ phẩm giá cơ thể của chúng ta, nhưng cũng tôn trọng sự riêng tư và bí mật của người khác
Khi mẹ và con trai ở bên nhau, nếu luôn ở trạng thái tương đối thân mật, giới hạn giới tính của đứa trẻ sẽ bị lu mờ, làm nảy sinh những rắc rối, những cảm xúc bản năng giới, những tò mò về giới, dẫn đến dậy thì sớm.
Giảm bớt sự phụ thuộc vào người mẹ
Tình trạng những cậu con trai "bám mẹ", sau này lớn lên trở thành các "mama boy" chính hiệu thực tế không phải là hiếm gặp trong xã hội. Đó chính là kiểu đàn ông mà phụ nữ sợ nhất bởi họ chỉ biết nghe lời mẹ, luôn nghĩ rằng mẹ mình đúng, mẹ là trung tâm.
Một mặt, sự can thiệp quá mức của người mẹ vào cuộc sống của con trai sẽ khiến con mất đi vẻ quyến rũ mà một người đàn ông cần phải có, thiếu trách nhiệm khi làm việc và thiếu chính kiến độc lập.
Mặt khác, việc sống dưới sự bao bọc của người mẹ trong thời gian dài sẽ khiến con trai có thói quen trốn tránh, hình thành tính phụ thuộc, không dám quyết định, nhu nhược, không có trách nhiệm với tương lai của bản thân, gia đình. Ngay cả trong cuộc sống hôn nhân riêng sau này, kiểu đàn ông "mama boy" cũng không thể tự quyết định được và chỉ mang đến nỗi đau khổ triền miên cho vợ và con mà thôi.
2. Hai đào tạo
Sự phát triển của một đứa trẻ không thể tách rời khỏi sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Cha mẹ phải chú ý đến việc nuôi dưỡng hai phẩm chất tuyệt vời sau đây để đứa trẻ trở thành người đàn ông tử tế:
Thứ nhất: Chú ý đến việc đào tạo khả năng sống độc lập của trẻ em
Miễn là con có thể làm những gì trong khả năng, đừng đưa tay ra giúp con, khả năng sống độc lập của con sẽ rất mạnh mẽ. Từ khi bắt đầu đi học mẫu giáo, hãy để trẻ tự đeo cặp sách, tự mặc quần áo. Cha mẹ nên dạy con cái làm việc nhà từ nhỏ, tuổi nào làm việc đó. Đây không chỉ là một hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, tăng khả năng tự lập của con mà còn giúp các bé hiểu ý nghĩa của lao động.
Bất cứ khi nào con bạn thử một kỹ năng mới, dù con có thành công hay không, hãy nói với con rằng bạn tự hào vì con đã nỗ lực và khuyến khích con thử lại. Cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ chen ngang hay đi sửa chữa giúp bé, thay vì thế hãy chỉ ra để con tự làm lại. Hãy khuyến khích sự độc lập và trách nhiệm của con từ khi còn nhỏ.
Sớm hay muộn, đứa trẻ sẽ rời khỏi sự chăm sóc của cha mẹ và sống độc lập, trẻ em từ nhỏ có thể làm những điều nhỏ nhặt, lớn hơn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ lớn. Cha mẹ nên nhớ, chỉ khi sẵn sàng buông tay thì con mới có cơ hội phát triển. Thậm chí với trẻ nhút nhát, cha mẹ còn nên khuyến khích con thử để rèn sự tự tin. Bố mẹ càng lo lắng, càng lấy mất đi cơ hội tự lập của con, khiến trẻ sợ hãi với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Thứ hai, chú ý đến việc nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm
Một người đàn ông không có trách nhiệm tất nhiên không đáng tin cậy, cho dù đó là trong gia đình, cuộc sống, công việc, tất cả các khía cạnh đều cần một người có trách nhiệm.
Việc nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của đứa trẻ được thể hiện trong nhiều khía cạnh, công việc của riêng mình phải chịu trách nhiệm, ví dụ, thức dậy vào buổi sáng, mẹ không phải lúc nào cũng hét lên, để cho con đặt đồng hồ báo thức của riêng mình, nếu đến muộn, phải chịu trách nhiệm của riêng mình. Bài tập về nhà phải hoàn thành một mình, mẹ sẽ không kiểm tra, nếu làm sai, bị mắng là việc của riêng con.
Hãy để con ý thức được sai lầm của mình, chính chúng sẽ quyết định cách để sửa sai và như vậy sẽ có trách nhiệm hơn với quyết định của mình. Tính trách nhiệm của trẻ sẽ được hình thành từ chính những lúc được ra quyết định – trẻ sẽ phải suy xét cẩn thận và có chính kiến; từ lúc phải nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ của mình vì mình đã lựa chọn...
Trước tất cả những đắn đo của trẻ, bố mẹ hãy đề nghị con liệt kê những điều thuộc về 2 nhóm "có lợi" và "bất lợi/nguy cơ" cho từng sự lựa chọn. Hãy để con so sánh, cân nhắc rồi đi đến quyết định cuối cùng. Nếu ý thức trách nhiệm của một đứa trẻ được nuôi dưỡng, việc giáo dục con cái của cha mẹ sẽ trở nên rất suôn sẻ.